Lãn Miên – nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19202-bat-quai-va-chu-khoa-dau/
Tôi
sưu tầm được một trang cổ thư của người Việt vùng Giang Nam, là một
vuông chữ khoa đẩu ngoẳn ngoèo có 56 chữ, giống như các bản chữ khoa đẩu
chúng ta đã gặp, tiếc rằng tôi không biết cách đưa hình lên. Cạnh đó là
một bản chữ nho, cũng gồm 56 chữ, hẳn là của người đời sau còn giữ hiểu
được chữ khoa đẩu dịch lại, như sau:
一 歲 兩 歲 三 歲 參。 Nhất tuế, lưỡng tuế, tam tuế tham.
一 正 兩 劃 分 頭 辦 Nhất chính, lưỡng hoạch phân đầu biện
正 寺 上 下 靈 九 天。 Chính tự thượng hạ linh cửu thiên.
半 字 兩 遺 流 八 川。 Bán tự lưỡng di lưu bát xuyên.
潛 字 左 右 留 一 萬, Tiềm tự tả hữu lưu nhất vạn,
遺 字 前 後 留 五 千。 Di tự tiền hậu lưu ngũ thiên.
八 卦 倒 傳 乾 坤 定, Bát quái đảo truyền , càn khôn định,
天 圖 地 方 才 算 完。 Thiên đồ địa phóng tài toán hoàn.
Phải
chăng ý người xưa muốn nhắn rằng: Phải bỏ công liên tục nhiều năm để
học cho hiểu ký tự một vạch kẻ, hai vạch kẻ của Bát Quái vì nó rất linh
nghiệm tới chín tầng trời. Người xưa đã di lưu lại nền văn minh ở tám
dòng sông. Người xưa đã dấu lại khoảng một vạn năm nghìn con chữ ẩn náu
(chắc là những văn bản bằng chữ khoa đẩu). Phải đổi ngược lại vị trí của
Bát Quái thì mới đúng với qui luật của trời đất, và lúc đó cái bản đồ
vũ trụ và trái đất mới coi là xong hoàn toàn (?)
Bên cạnh đó còn có một bài chữ nho, như sau:
三 皇 五 帝 春 秋 史, Tam hoàng Ngũ đế Xuân Thu sử
萬 歲 天 秋 北 鬥 尊。 Vạn tuế thiên thu Bắc Đẩu tôn.
天 外 兩 星 露 中 見, Thiên ngoại lưỡng tinh lộ trung kiến
人 間 七 子 同 時 生。 Nhân gian thất tử đồng thời sinh.
Phải
chăng ý người xưa muốn nhắn rằng: Cứ theo như sử thời Xuân Thu thì muôn
đời tôn thờ sao Bắc Đẩu như là một vật bất biến. (Thực ra sao Bắc Đẩu
đang biến đổi hình dạng của nó nhưng với vòng chu kỳ rất to, bao trùm
hết các vòng chu kỳ nhỏ khác của các hành tinh khác) (?). Riêng câu thứ
ba và bốn thì chưa hiểu được ý của “Sấm” nói về cái gì sẽ xảy ra trong
vũ trụ hay trong xã hội loài người đây (?).
Kèm
theo có đánh dấu sự thay đổi vị trí các sao trong chùm sao Bắc Đẩu, như
sau: (có đúng như vậy không? phần này hẳn là do người đương thời vẽ
đánh dấu, tại sao lại là chu kỳ 96000 năm ? )
+
+
+
+ +
+ + ( 96000 năm trước)
+
+
+
+ +
+ + ( hiện tại )
+
+
+ +
+
+ + ( 96000 năm sau )
Theo
tôi nghĩ, có phải thoạt tiên người Việt gọi sao Bắc Đẩu là sao Bảy Đầu ?
Theo tư duy ngôn ngữ thì con người dùng vật mốc làm định hướng, lấy tên
cái mốc đó làm tên hướng, như “hướng cây gạo”, hướng cầu ao”, “hướng
sao mai”, rồi sau mới biết đến tư duy hướng địa lý. Người Việt đi biển
căn theo chùm sao có bảy ngôi ấy nên lúc ban đầu gọi nó là “hướng Bảy
Đầu”, sau biến âm thành “hướng Bắc Đẩu” ( QT: Bảy Đẩu=Bắc Đẩu), rồi về
sau gọi tắt là “hướng Bắc”, khi đã có tư duy địa lý (?).
Văn nhân xin thêm ý :
Phải chăng Chòm sao Bắc đẩu ở về hướng Bắc hiện nay nên gọi là Bắc đẩu ?.
Theo
thiên văn học hiện đại thực ra chòm 7 ngôi sao này sắp xếp
thành hình cái ghế tựa nhìn ngang có đuôi chỉ về hướng Nam ,
hướng Nam ngảy nay là hướng Bắc xưa , thuyền bè đi biển định
hướng không phải theo bản thân chòm sao mà theo hướng của cái
đuôi chòm sao chỉ , hướng Nam nay xưa là hướng Bắc nên chòm sao
này mới có tên là Bắc đẩu tức định danh theo chuẩn của nền
văn minh họ Hùng ?.
Điều
này đã chỉ ra : trục Nam – Bắc trong nền văn minh họ Hùng xưa
đã bị …ai đó lộn ngược như nói trong bài sấm .. .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét