Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/
Tục
thờ Quan Công hay Quan Thánh đế quân ở Việt Nam nhiều sách cho rằng là
bắt nguồn từ tín ngưỡng ngoại lai của Trung Quốc. Sự thể tưởng là rõ
ràng vì ai cũng biết Quan Công là tướng của Lưu Bị nhà Thục qua truyện
Tam quốc diễn nghĩa. Nhưng vậy thì người Việt dựng tượng, lập miếu thờ
Quan Công có đúng đạo không?
Thời
Tam Quốc phía Đông Giao Chỉ thuộc đất của Tôn Quyền do Sĩ Nhiếp cai
quản. Phía Tây Giao Chỉ thuộc đất của Mạnh Hoạch, thần phục nhà Thục của
Lưu Bị. Khảo cổ học ngày nay của chính các nhà khoa học Trung Quốc xác
nhận hai nước Ngô và Thục là quốc gia phi Hán (TS. Nguyễn Việt). Như vậy
về bản chất thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ hai quốc gia của người Bách
Việt là Ngô và Thục chống lại giặc ngoại (Ngụy) xâm. Quan Công là đại
tướng của nhà Thục, có công chống Hán quân thì hiển nhiên cũng là một
danh nhân của người Việt trong cuộc chiến đấu chống giặc phương Bắc.
Trong
truyền thuyết Việt thời kỳ Lưu Bị được lưu truyền dưới tên Lý Bí hay
Hậu Lý Nam Đế. Người anh cùng khởi nghĩa của Lý Bí là Lý Thiên Bảo thực
ra là Lưu Biểu ở Kinh Châu. Trong bức thư của vua Hán gửi cho Sĩ Nhiếp
đã gọi Lưu Biểu là “nghịch tặc”:
“Giao
Châu ở cõi xa, một dải sông biển ở phía nam, ơn trên không truyền đến,
nghĩa dưới bị nghẽn tắc, thế mà nghịch tặc Lưu Biểu lại sai Lại Cung dòm
ngó đất Nam”.
Nghịch
tặc của nhà Hán lúc này thì chỉ có thể là đồng đảng của quân khởi nghĩa
Khăn Vàng từ Trương Giác. Khởi nghĩa của Lưu Bị dựng nên nhà Thục thực
chất là nối tiếp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng ở Kinh Châu, Quý Châu, Ích
Châu, chống lại quân Hán.
Sách
Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa có ghi: “ Đến thời Tống Chân Tông,
Hà Đông có yêu ma hoành hành hút cạn nước Diêm Trì, lại sắp đưa quân Tây
Nhung tới quấy nhiễu biên giới, tình thế vô cùng nguy ngập. Chân Tông
phái sứ thần đến núi Long Hổ ở Tín Châu cầu cứu Trương Thiên Sư. Trương
Thiên Sư phái Quan Vũ đi trừ yêu. Bảy ngày sau bầu trời phủ đầy mây đen,
trời tối như mực, sấm chớp liên hồi, năm ngày sau trời quang đãng, yêu
ma đã hàng phục. Chân Tông bèn phong cho Quan Vũ là Võ An Vương, sai đến
núi Ngọc Tuyền tế lễ”.
Trương
Thiên Sư là Trương Đạo Lăng, tổ sư của các thủ lĩnh quân Khăn Văng
Trương Giác, Trương Lương, Trương Bào. Vậy mà Trương Thiên Sư lại “phái
Quan Vũ đi trừ yêu”. Quan Vũ không phải là người đã tham gia đánh dẹp
quân Khăn Vàng mà ông chính là một tướng lĩnh trong khởi nghĩa này. Quan
Vũ trở thành một tướng “hộ giáo” của khởi nghĩa Khăn Vàng.
Ở
Việt Nam Quan Công được thờ phổ biến không chỉ ở miền Nam, nơi có nhiều
người Hoa, mà còn ngay ở Hà Nội. Ở nội thành Hà Nội có ít nhất 4 làng
từng lập Quan Công làm Thành hoàng. Quan Công còn là một trong những
người được thờ chính ở đền Ngọc Sơn ngay trung tâm Hà Nội với tên Quan
Thánh đế quân.
Hình
thức thờ Quan Công gặp ở 2 dạng. Thứ nhất Quan Công biểu trưng cho tinh
thần thượng võ, trung nghĩa, tiết liệt, được thờ làm thần chủ các võ
miếu. Ở hình thức này Quan Công được thể hiện ở dạng một võ tướng, mang
đại đao, có Châu Xương và Quan Bình đứng hầu…
Một
hình thức thứ hai như ở đền Ngọc Sơn Hà Nội, Quan Công được thờ là Quan
Thánh đế quân, dưới dạng một vị thần của Đạo giáo. Đền Ngọc Sơn được
xây bởi hội Hướng Thiện từ thế kỷ 19. Hội Hướng Thiện tập hợp các sĩ phu
Hà Thành do Vũ Tông Phan làm hội trưởng. Hội này sau thực hành tín
ngưỡng Tam Giáo, trong đó Quan Thánh đế quân được tôn vinh khá cao. Thậm
chí có người còn cho rằng Quan Thánh đế quân đã lên thay ngôi của
Thượng đế…
Theo
một số nhà nghiên cứu cho rằng: Quan Công thờ tại gia đình thì là vị
thần phù hộ cho gia chủ (nam giới), thờ ở đền miếu là vị thần phù hộ
cộng đồng, thờ ở Đạo quán là một trong ba mươi sáu tướng của Huyền Thiên
thượng đế chuyên trừ tà ma cứu độ chúng sinh, thờ ở chùa là Già Lam bồ
tát hộ trì tam bảo (Sổ tay hành hương đất phương Nam).
Như
vậy Quan Công không chỉ còn là một võ tướng mà trở thành một nhân vật
Đạo giáo quan trọng. Tại sao lại như vậy? Ở đây có khả năng trong tín
ngưỡng Hoa Việt đã có sự “trộn lẫn” giữa 2 nhân vật: giữa Quan Công thời
Tam Quốc với một vị “Quan” khác, là đạo sĩ.
Vị
“Quan” đó là… Quan Thánh, được thờ ở đền Trấn Vũ cạnh Hồ Tây. Quan hay
Quán đều cùng là một chữ Nho 觀. Đền Quan Thánh ở Hồ Tây không phải là
quán (nơi thờ phụng của Đạo giáo) thờ Thánh mà là đền thờ vị thần có tên
là Quan Thánh. Người thờ ở đền Quan Thánh là Huyền Thiên Trấn Vũ, người
đã có công cử thần Kim Quy tới giúp vua An Dương Vương diệt trừ yêu quỷ
xây thành Cổ Loa trong truyền thuyết.
Một
nơi khác thờ Huyền Thiên cũng được gọi là đền Quán Thánh là đền Bộ Đầu ở
xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội). Rõ ràng Huyền Thiên được gọi là
Quan Thánh vì đền Bộ Đầu không hề là “quán” của Đạo Giáo. Huyền Thiên ở
đền Bộ Đầu còn có tên Đổng Thiên Vương, là một trong 4 vị tối linh Hương
Bổng Đổng Đằng của nước ta.
Huyền
Thiên là vị thần trấn phương Bắc (huyền phương). Phương Bắc cũng gọi là
hướng Quan vì khi người ta đứng tay mặt ở hướng mặt trời mọc (Đông),
tay chiêu ở hướng mặt trời lặn buổi chiều (Tây) thì mắt sẽ nhìn (quan)
về hướng Bắc. Quan Thánh có nghĩa là vị thánh trấn phương Bắc, đồng
nghĩa với Huyền Thiên hay Bắc Đế Trấn Vũ.
Huyền
Thiên là ông tổ của Đạo Giáo (Lão Tử), đứng ngôi Thái thanh Đạo đức
Thiên tôn trong Tam thanh. Đổng Thiên Vương cũng là vị bất tử thứ ba
trong Tứ bất tử Việt Nam, ứng với ngôi Vua cha của Thiên phủ trong Tứ
phủ. Đây chính là lý do vì sao Quan Công lại trở thành vị thần Đạo giáo.
Trong tín ngưỡng này Quan Công được lấy làm “hóa thân” của Quan Thánh
Huyền Thiên Trấn Vũ do trùng “họ” Quan với Huyền Thiên. Cách “hóa thân”
này gặp khá phổ biến trong Đạo Mẫu Tứ phủ, ví dụ như các hàng Chầu
thường là hóa thân của các Mẫu tương ứng.
Đền
thờ chính của Huyền Thiên Trấn Vũ là đền Sái ở Thụy Lôi (Đông Anh, Hà
Nội), nơi Huyền Thiên đã diệt Bạch Kê Tinh, giúp An Dương Vương xây
thành Cổ Loa. Trong khuôn viên đền Sái bên cạnh khu chính thờ Huyền
Thiên có một am nhỏ thờ Quan Công. Câu đối ở Ngũ môn đền Sái:
仰望祠前萬里祥雲呈聖瑞
與和舍共九天甘露灑人家
Phiên âm:
Ngưỡng vọng từ tiền, vạn lý tường vân trình thánh thụy
Dữ hòa xá cộng, cửu thiên cam lộ sái nhân gia.
Dịch:
Ngưỡng vọng trước đền, muôn dặm mây lành trình thánh đẹp
An hòa thôn xóm, chín tầng ban phúc khắp nhân gia.
“Huyền Thiên Đại Quán” ở núi Sái, Đông Anh.
Một
sự trùng hợp là câu đối này cũng là câu trong kinh giáng bút tại đền
Tam giáo Vọng Từ ở làng Hòa Xá (Đồng Phú, Chương Mỹ, Hà Nội). Đền Vọng
Từ này một trong những nơi hành sự của Hội Hướng Thiện (Hội đã xây đền
Ngọc Sơn). Liên quan giữa Quan Thánh đế quân và Huyền Thiên Trấn Vũ lại
một lần nữa thể hiện ở đây.
Như
vậy, Quan Thánh đế quân cho dù ở vai võ tướng Quan Công hay đạo sĩ Quan
Thánh thực ra đều là gốc người Việt. Truyền thống người Việt thờ Quanh
Thánh đế quân hoàn toàn đúng đạo, đúng nghĩa lý.
Văn Nhân xin thêm ý .
Quan
công là nhân vật trung nghĩa nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa ,
được nhiều đời và rất nhiều nơi thờ kể cả ở Việt Nam .
Thực
ra trung thành tuyệt đối với Lưu Bị không phải là mấu chốt để
Quan công được lịch sử đánh gía cực cao như thế .
Nhìn nhận bối cảnh lịch sử thời Lưỡng triều phục quốc theo sử thuyết Hùng Việt …
Tư
liệu lịch sử viết :..Lưu Bị liên kết với tướng Khăn Vàng là Cung Đô
ở Nhữ Nam. Tháng 6 năm 201 Tào Tháo sai Sái Dương mang quân tấn công
Lưu Bị ở Nhữ Nam. Quan Vũ cầm quân ra trận giết chết Sái Dương. Tào Tháo
bèn tự cầm đại quân tiến đánh. Quân Tào giết chết tướng ‘Khăn Vàng’
Cung Đô, Lưu Bị không chống nổi, phải bỏ chạy về Kinh châu nương nhờ
Lưu Biểu….
Chi
tiết hiếm hoi làm đảo lộn lịch sử Trung hoa …dù mới chỉ nói
mé mé …Lưu Bị liên kết với tướng Khăn Vàng là Cung Đô trong buổi
đầu tạo dựng sự nghiệp …., chưa dám nói thẳng ra sự thực lịch
sử : Lưu Bị là lãnh tụ của quân khởi nghĩa Khăn vàng ở Nhữ
nam .
Trong
bài viết trên tác giả cũng đã khẳng định vai vế lịch sử của
Lưu Biểu thời gian này :….Nghịch tặc đối với vua quan triều
đình Đông Hán tức hãn quốc Đông.
Chân
tướng thực sự của cặp Lưu Biểu – Lưu Bị lộ ra trong dòng sử
Việt : Lưu Biểu và Lưu Bị chính là Lí thiên Bảo và Lí Bí ; 2
lãnh tụ của khởi nghĩa Khăn vàng đã lãnh đạo dân …Thiên hạ
nổi dậy lật đổ ách thống trị của Đông Hán tức Đông hãn quốc .
Lịch
sử Trung Hoa không có thời Tam quốc chỉ có thời Lưỡng quốc
kháng Ngụy hay thời ‘thù trong – giặc ngoài’. (Ngụy là ngoại
cũng là gỉa – dã ) .
Lưu
Bị còn có tên là Lưu Huyền Đức thực ra …Lưu là biến đổi của
Lí , Đức chỉ là đế chép sai , trong ngôn ngữ dựa trên Dịch
tượng thì Huyền màu đen và phương Nam – nom – nhìn chỉ là một ;
Lưu Huyền Đức của sử Trung hoa không ai khác chính là Lí Nam
đế trong sử Việt . Lưu Bị chính là Lí Bí .
Tại sao vì trung thành với Lưu Bị – Lí Bí mà Quan công được cả người Việt và Hoa ngưỡng mộ như thế ?…
Trong
con mắt của Quan Công thì Lí Bí – Lưu Bị hay Lưu hoàng thúc là
người kế nghiệp chính thống sự nghiệp chính trị của Lưu Bang ,
không phải là quan Công trung thành với Lí Bí mà là trung
thành với tổ quốc họ Hùng mà Lí Bôn – Lưu Bang ông cha của Lưu
Bị – Lí Bí có công dựng nên 1 triều đại.
Triều
Lí Bôn theo Sử thuyết Hùng Việt là Hùng triều thứ 17 , triều
đại quan trọng đúng danh nghĩa sau cùng của Hữu Hùng quốc ,
Triều Tân Hùng Duệ lang của Vương Mãng chỉ là sự kéo dài thêm 1
chút (duệ là kéo dài thêm ra) thời độc lập tự chủ trước khi
mất nước – mất Thiên Hạ vào tay các Hãn ; chúa tổ của bọn
Lục Lâm Thảo khấu .
Tào
Tháo tìm mọi cách chiêu hàng ông nhưng Quan công dứt khoát cự
tuyệt vì dưới mắt ông Tào Tháo lả giặc xâm lược …
Tư liệu còn chép giai thoại …
Tôn
Quyền khiến Gia Cát Cẩn đến Kinh Châu, nói với Quan công : “Tôi đến có ý
kết giao hai nhà. Chúa tôi có con trai thông minh, nghe ngài có con gái
tuyệt sắc, nên muốn cầu thân. …
Nhưng Vân Trường nổi giận nói: “Con gái ta ví như loài hổ, há lại gả cho loài khuyển?”
Rõ
ràng trong cái nhìn của Quan công thì chúa tôi Tôn Quyền không
hơn loài khuyển mã , chỉ là đám phản nghịch dám xưng đế tiếm
ngôi khi đã có dòng dõi nhà Lí là Lí Bí – Lưu Bị kế thừa sự
nghiệp ông tổ Lí Bôn duy trì quốc thống (sử Tàu mập mờ lộn
sòng… nước Thục Hán kế tục quốc thống của Tây Hán ).
Quan
niệm này ngày càng được nghiều người chấp nhận coi thời Lưu
Bị là thời hậu Lưu Bang , người Việt coi Lí Bôn là Lí Nam đế
cũng là Nam Việt đế còn Lí Bí là Lưu Huyền Đức – hậu Lí Nam
đế .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét