Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Lan man Tử Lão và Tử Khổng .


Nền Văn hóa trung Hoa có 2 người Khổng – Lồ , đó là 2 giáo chủ của 2 đạo : Khổng giáo và Lão giáo hay Đạo giáo.
Khổng Tử nghĩa là ông thày họ Khổng nhưng Lão tử lại nghĩa là ông thày ‘già’ …sao lại khập khễnh thế ?
Có thể hiểu theo nghĩa khác không ? , Lão tử là ông thày Già cũng là thày của thời gian còn Khổng tử là ông thày lớn , thày trong không gian .
Dịch học có cặp quẻ Khảm – Ly tượng cho nước và Lửa , mặt trăng và mặt Trời là 2 nguồn sáng ; sáng soi cho trái đất , nghĩa bóng là nguồn sáng , nguồn tri thức của nhân loại , Khảm – Ly biến âm thành Khổng – Lồ từ thuần Việt nghĩa là to lớn vô cùng .
Khảm – ly → Khổng – Lồ → thày Khổng –thày Lão
Khổng tử hiệu là Trọng Ni , sự thực : Trọng Ni thiết Tri (Đỗ Thành – Nhạn Nam phi) , Khổng tử – Trọng Ni là bậc thày của sự hiểu biết , thày của tri thức , thày của việc dùng lý luận mà suy đóan , Khổng chính là từ Khổng trong Khổng lồ , Khổng tử là ông thày lớn đi đôi với Lão tử là ông thày già xem ra hợp lẽ hơn .
Lão tử tên là Lý Nhĩ ; lý nhĩ thiết Lỷ ↔ lửa – lý- lẽ , thày Lửa ý nghĩa sâu xa là nguồn của sự sáng dẫn dắt con người tìm đến chân lý – sự thật – lẽ phải bằng sự mẫn nhuệ của trực giác, như Đạo đức kinh viết ….Tĩnh là chủ của động , cái thực đầy thì giống như trống không , cái cao qúy lấy cái ti tiện làm gốc , người khéo thì giống như thực vụng .v.v. sự thể như thế là khi đầu óc con người đạt đỉnh vượt qua tầng ý thức bước vào Siêu thức ; cái học của Lão tử là siêu lý đạt đích không thông qua lý luận đâu phải là những điều vu vơ vớ vẩn chỉ tại nó cao siêu qúa nên khó mà lãnh hội .
Lão tử và Khổng tử thày của cả thời gian và không gian tức sự sáng trọn vẹn hoàn hảo của nền học thuật Trung hoa .
Về mặt ngôn ngữ đã có nhiều người đặt vấn đề về gốc gác Việt hay Hán của nhiều nhân vật lịch sử Trung hoa khi căn cứ vào cấu trúc câu như Thần nông – Nông thần , đế Nghiêu đế Thuấn là cấu trúc Việt ngữ sao không là Nghiêu đế Thuấn đế của Hán văn ? .
Điểm tên tiên hiền – tiên Nho… được thờ ở Khổng miếu không khỏi giật mình …có đến 90% tên các vị viết theo cấu trúc Việt ngữ , chữ Tử là thày đặt trước và tên đứng sau (10% còn lại có thể chỉ là thiếu thông tin ) :
Xếp sau Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Khổng Tử là :
Tứ Phối : 4 vị thánh Nho học .
1- Nhan Hồi tự Tử Uyên (Phục Thánh Nhan Uyên).
2- Tăng Sâm tự Tử Dư (Tông Thánh Tăng Sâm).
3- Khổng Cấp tự Tử Tư (Thuật Thánh Tử Tư).
4- Mạnh Tử tự Tử Dư (Á Thánh Mạnh tử ) tên trùng âm với Tăng Xâm .
Sau nữa đến 12 tiên hiền và 72 tiên Nho hầu hết cũng chữ tử đứng trước tên .
Tại sao… Thập Nhị Triết (Thập nhị tiên hiền) lại là:
1- Mẫn Tổn tự Tử Khiên. ,2- Nhiễm canh tự bá Ngưu., 3- Nhiễm Ung tự Trọng Cung., 4- Tể Dư tự Tử Ngã (Tể Ngã). , 5- Đoan Mộc Tứ tự Tử Cống. , 6- Nhiễm Cầu tự Tử Hữu (Nhiễm Hữu). , 7- Trọng Do tự Tử Lộ (Quí Lộ). , 8- Ngôn Yển tự Tử Du. , 9- Bốc Thương tự Tử Hạ. , 10. Chuyên Tôn Sư tự Tử Trương. , 11. Hữu Nhược tự Tử Nhược (Hữu Tử). , 12. Chu Hi tự Nguyên Hối (Trọng Hối). (Chu Hi là một thạc nho thời Tống, 1130- 1200).
Mà không viết là : Khiên tử – Ngã tử – Cống tử .v.v. theo cú pháp Hán văn ?
Trong 72 tiên Nho tòng tự tại Khổng miếu có đến 66 vị tên có chữ Tử đứng trước .
Thật là lạ ….tiên thánh tiên hiền Nho học Trung quốc mà chỉ vài vị là có tên đặt (sửa lại ? ) đúng theo cấu trúc Hán văn như Lão tử , Khổng tử ,Tuân tử .v.v. còn lại hầu hết là tên đặt theo cấu trúc Việt ngữ hết ráo ?. , Dựa vào cấu trúc ngôn ngữ Đa số tuyệt đối tên thánh hiền Nho gíao có thể khẳng định nguyên thủy trước khi cạo sửa thì chỉ có … tử Khổng – tử Lão không hề có Khổng tử – Lão tử .
Ngày nay người ta cho là trong Hán văn thì chữ Tử nghĩa là thày thường đứng sau 1 họ và đứng trước 1 tên …
Thực ra vào thời xuân thu chiến quốc tức thời của bách gia chư tử Hán văn làm gì đã có văn phạm chặt chẽ rõ ràng như thế ; những từ đứng trước chữ tử chưa chắc đã phải là 1 họ thậm chí rất có thể thời này thực sự Trung hoa còn chưa có khái niệm về họ , người ta mới chỉ có tên thường được đặt theo thập can hoặc thập nhị địa chi tương tự như thằng hai con ba ngày nay vậy . (nói Hán văn là theo thói quen chứ thời xuân chu chiến quốc làm gì đã có Hán văn ?).
Khổng và Mạnh là 1 họ nhưng Lão trong Lão tử thì đâu phải là họ , Trung hoa không có họ Lão , Trường hợp Mặc tử thì có học gỉa cho Mặc không phải là họ mà Mặc chỉ nghĩa là ‘thằng mặc’ tức là mẫu mực ; Mặc tử là ông thày mẫu mực tương tự Khổng tử là ông thày lớn , Lão tử là ông thày già , Mạnh tử là ông thày khoẻ …nôm na thế thôi , ngược lại thì rất nhiều tên đứng sau chữ Tử truy ra lại là 1 họ trong hơn 500 họ của người Trung hoa như họ Dư – tử Dư , họ lộ – tử Lộ , họ Cao- tử Cao .v.v. còn nếu xét đến biến âm như tử Ngã – họ Ngũ , tử Uyên – họ Uông , tử Hữu họ Hứa thì đến 90 % sau chữ Tử đều là họ .
Xưa các sách của chư tử thường là do học trò tập hợp lời thày mình dạy ghi chép vào 1 quyển mà thành , sách ấy gọi là sách của A tử-B tử ; A và B chỉ là tên do người đời sau đặt ra để gọi chẳng phải họ hiếc gì , chữ Tử ngoài nghĩa học trò gọi thày dạy mình thông thường đồng nghĩa với từ ‘ông’ trong tiếng Việt , hoặc cầu kỳ lễ nghĩa có thể dịch là Tiên sinh cũng được , (Phu tử là tiên sinh ấy) …có nhà nghiên cứu còn cho là gốc gác chữ Tử là tước tử trong công hầu bá tử nam , khổng tử – mạnh tử đều là quan khanh hay đại phu nên được người đời gọi là tử sau dần quen …có thày không hề làm quan cũng được gọi là tử .
Tóm lại khi gọi Khổng tử chưa chắc đã là ông thày họ Khổng và ngược lại Tử Dư chưa chắc đã là ông thày tên Dư , Khổng- Lão – Mạnh chỉ là những nhân vật qúa sức nổi nên người Hán đã đổi …tử Khổng thành Khổng tử , tử Lão thành Lão tử đúng theo văn phạm Hán văn còn lại …cả đống ‘tử’ dù có được dự vào hàng ‘thập nhị triết’ và ‘thất thập nhị tiên Nho’ không được để ý tới nên vẫn để nguyên kiểu gọi ‘sách mé’ thầy Lộ – tử Lộ , thày Dư – tử Dư đúng theo ‘kiểu Việt’ vậy .
Lịch sử Trung hoa có 2 trường hợp do quốc danh mà phát sinh ra việc …râu ông này cắm cằm bà kia , chuyện xảy ra ở nước này ‘sọ’ sang chuyện nước kia , đó là :
- Cận âm : Nước Triệu và nhà Châu ↔ Chiêu .
- Trùng nghĩa : Nước Sở và đất Lạc , Sở biến âm của thủy là nước ; Lạc cũng là nác – nước .
Lão Tử 老子, sinh ra ở huyện Khổ (苦縣) nước Sở (楚), hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam .
Xin hỏi dựa vào đâu để xác định ở huyện Khổ (苦縣) nước Sở (楚),…nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam Trung quốc ?.
Căn cứ vào bằng chứng ngôn ngữ có thể suy đóan ra 1 kết qủa khác hữu lý hơn nhiều :
Nưởc Sở là sự lẫn lộn với đất Lạc nay là Bắc Việt và nam quảng Tây , Lộc ấp đích xác là Lạc ấp tức ‘đại ấp Lạc’ nghĩa là thủ phủ vùng đất Lạc ., Lộc ấp – Lạc ấp chính là từ chìa khóa để gỉai vấn đề …, kết luận …sinh ở Lộc ấp – Lạc ấp nơi Châu công xây đông đô nhà Châu nên ‘Tử Lão’ là người Lạc Việt chính gốc .
Về gia thế Tử Khổng còn nhiều chuyện hấp dẫn .
Khổng Tử sinh ở Khúc Phụ tỉnh Sơn đông , Khúc phụ nay 1 thị xã người Trung quốc cho đấy chính là quê hương của Khổng Tử, vì có mộ khổng Tử , ngoài ra còn có Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm …
Theo truyền thuyết thì …
Năm 478 TCN, sau khi Khổng Tử mất được một năm, Lỗ Ai Công đã hạ lệnh thờ cúng Khổng Tử và cho tu sửa nhà ở của ông để thành miếu thờ ; như thế tính ra miếu thờ khổng tử đã có gần 2500 năm …, mốc thời gian xem ra đứng bảo đảm cho sự xác thực về nhân thân của Khổng tử , ông là người Sơn đông …Hán chính gốc .

Phần mộ của Khổng tử với tấm bia đá …liệu có phải đã 2500 năm ?.
…Hai năm sau cái chết của Khổng Tử, đền thờ Khổng tử được xây dựng trong đó quần áo, dụng cụ âm nhạc, vận chuyển và sách được bảo quản nguyên vẹn . Ngôi đền được xây dựng lại lần đầu vào năm 153, sau đó được sửa chữa và trùng tu nhiều lần . Vào năm 611 ngôi đền được xây dựng lại một lần nữa, và lần này các nhà ba phòng ban đầu có hiệu quả biến mất như một thành phần của khu phức hợp. Trong năm 1012 trong triều đại nhà Tống nó đã được mở rộng thành ba phần với bốn sân, có chứa hơn 300 phòng. Nó đã bị tàn phá bởi lửa và phá hoại trong năm 1214, nhưng xây dựng lại được khởi công, để đến năm 1302 nó đã đạt được quy mô trước đây của nó. Một bức tường bao vây được xây dựng vào năm 1331, theo mô hình của một cung điện hoàng gia. Sau một đám cháy tai hại năm 1499 được xây dựng lại một lần nữa, với quy mô hiện tại của nó…. ,( trích Wiki - internet ).
Thì ra quần thể di tích Khổng tử tại Khúc Phụ Sơn đông đã trải qua 2 lần cháy rụi và 6 lần xây dựng lại và mở rộng thêm vào các năm : 153- 611- 1012-1302 – 1311 sau cùng là nhà Mãn Thanh xây dựng lại toàn bộ sau trận hỏa hoạn tai hại năm 1499 .
Mộ khổng tử – đền khổng tử Cuối cùng rồi cũng lại là sản phẩm của Mãn thanh thì còn gì là di tích lịch sử Trung hoa ?. Liệu thị Xã Khúc phụ ở Sơn Đông ngày nay có thực là quê hương Khổng tử hay đấy chỉ là sản phẩm của Hán tộc tạo ra ngay thời Mãn thanh nhằm tráo đổi lịch sử Trung hoa ?
Dòng dõi đức Khổng tử được xem trọng tới nỗi có đề xuất về 1 dự án cho phép các nhà khoa học xác định nhiễm sắc thể Y của các thế hệ con cháu theo dòng nam của Khổng Tử…. nhưng năm 2009 chính con cháu Khổng tử từ chối tham gia chương trình …, tại sao ?; chắc cũng giống như mộ Khổng tử miếu Khổng tử ở Khúc Phụ …xét nghiệm DNA con cháu Khổng tử lỡ lòi ra… tới 5 cha 3 mẹ thì còn gì để nói ….không khéo hỏng cả chuyện ‘quốc gia đại sự’ …
Tóm lại : Di sản của Tử Lão – Tử Khổng ngày nay vẫn gần như bao trùm bầu trời văn hóa văn minh Trung Hoa …nhưng di vật thì Tử Lão không còn lại gì ngoài chuyện Lão tử cưỡi trâu đi về hướng Tây mất tích , còn Tử Khổng là cả 1 khối văn vật khổng lồ ở Khúc phụ sơn đông nhưng… coi chừng đồ gỉa …Mãn thanh chế phẩm mới toanh đấy …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét