Đồ Hình ngũ sắc và tứ phương .

Người Hán nhận mình là Trung hoa nghĩa là họ tự cho mình là dân tộc trung tâm và văn minh nhất thiên hạ còn lại các dân tộc khác ở bốn phương thường gọi là tứ di , Di nguyên thủy là biến âm từ chữ nhì hay nhị có nghĩa nôm na là dân hạng hai so với dân trung quốc là dân hạng nhất .
Tứ di là :
– nam Man .
– bắc Địch .
– đông Di .
– tây Nhung.
Ngoài tứ di Cũng có
tên gọi khác chỉ chư hầu 4 phía như tác gỉa Lê Giảng trong sách ‘các
triều đại Trung hoa’ xuất bản tại VN năm 2002 viết : nhà Thương –Ân có
4 thuộc quốc :
– phía nam là nước
Quang .( chính xác phải là nước Quan )
– phía bắc là nước
Thao.
– phía đông là nước
Từ.
– Phía tây là nước Chu.
Lần lượt ta điểm mặt
tứ Di ở 4 phương xem họ là ai .
1 – Nam Man :
Theo Ngũ sắc của nền
văn minh Dịch lý thì :
phương Bắc hiện nay màu
đen , tiếng Việt có từ mun đồng nghĩa với đen , bản thân từ mun
là 1 sắc màu không nhằm khinh khi miệt thị ai nhưng Hán tộc đã dùng
nó chửi người khác là …kém văn minh khi biến mun→man .
Nhiều tộc người phía
bắc Trung quốc hiện nay được các đấng con trời gán cho chữ Man :
Man →mông hay Mông cổ .
Man→Mãn hay Mãn thanh .
Man→Mỉn chỉ nhà Minh
(minh nghĩa là tối) .
Ngoài hệ màu những
Dịch tượng khác chỉ phương nam cũng được vận dụng :
Lu là mờ ngược với tỏ
biến thành Liêu chỉ người Liêu .
Lu biến thể thành họ
Lưu của vua chúa Hán tộc .
Kăm nghĩa là lạnh –rét
(rét kăm kăm ) biến âm thành Kim chỉ người Kim nước Kim .
So chiếu với màu của
tứ phương theo Dịch học thì có ‘nam Man’ hay ‘nam mun’ nghĩa là phương
nam màu đen điều này ngược hẳn với phương hướng hiện nay , nếu theo
phương hướng hiện nay chính xác phải gọi là bắc man …
Nước Quang là thuộc
quốc phương Nam phải sửa thành nước Quan thì mới thấy được tên các
phụ quốc nhà Thương cũng chính là tên gọi 4 phương , quan là chuyển
ngữ từ ‘nhìn-nom’ trong tiếng Việt cũng là chỉ phương nam .
– nom→nôm→nam .( chữ Nôm
; còn biến thành Nồm như gió Nồm tức gió nam)
Quang Vũ tưởng là tên
của vua lập ra nước Đông Hán thực ra là ‘quan vũ’ nghĩa là ‘vua phương
Nom hay vua nam man’ không phải họ tên , quan
vũ chúa Đông Hán chiếm và thống trị Thiên hạ , tất cả bọn cầm đầu
bóp cổ dân chúng đều là người giống ‘quan – nom’ từ đấy quan mang thêm
nghĩa mới là ông quan , kẻ cai trị
..., Quan thoại hiện được hiểu là loại ngôn ngữ của nhà quan ... thực
ra làm gì có quan quyền gì , quan thoại chỉ nghĩa là tiếng miền Nam
tức giọng nói theo âm điệu của con cháu quan vũ xưa .
2 – Bắc Địch .
Lục tìm trong sử Tàu
thì chỉ có duy nhất rợ Xích Địch ngoài ra không thấy rợ Địch nào khác
.
Xích là màu đỏ khớp
đúng với màu đỏ của ngũ sắc Dịch học chỉ hướng xích đạo ; có
điều lạ vì nó …ngược với thực tại , hướng xích đạo ngày nay là
hướng nam nhưng sách tàu lại viết là …bắc Địch .
Xích Địch ═ bắc Địch
> hướng màu đỏ là hướng bắc hoàn toàn đúng với Dịch học , Bắc
chỉ là biến âm của Bức – nóng chỉ hướng Xích đạo ngược với hướng
Nam – Mun , người Tàu đã phá nát Ngũ hành lộn ngược Nam thành Bắc ,
Bắc thành Nam nên ngày nay mới có hướng Xích đạo là hướng nam .
Thuộc quốc phía bắc
nhà Thương là nước Thao , Thao là biến âm của thiêu – đốt , hướng Xích
đạo là hướng nóng thuộc hành Hỏa – qủe Ly – màu đỏ nên quốc gia ở
đấy gọi là nước Thiêu – đốt , truyền thuyết lịch sử Việt gọi là
Hồng bang ,Xích địch có thể là tên người nhà Thương gọi dân nhà Hạ
là triều đại mà họ đã đánh đổ trước đây, đất trung tâm nhà Hạ cũng
chính là nơi lập quốc của Triệu Đà hay Triệu Tha , Đà và Tha là
Viết sai chính xác là Đào và Thao hay Thiêu , Triệu là biến âm của
Chậu ngôn ngữ Thái –Lào , Chủ – Chúa trong tiếng Việt nam .
Xét ý nghĩa chứa trong
tên 2 rợ ‘nam man – bắc địch hay Xích địch ’ so chiếu với bản đồ thế
giới hiện nay có thể khẳng định : hướng nam – bắc xưa đã bị lộn
ngược .
3 – Tây Nhung.
Nhà Chu đánh đổ nhà
Thương nhưng không tận diệt , con vua Trụ được phong tước hầu và cho cai
quản vùng kinh đô cũ nhưng phải chịu sự giám sát của 3 tông thất nhà
Chu gọi là Tam giám …thật bất ngờ Tam giám nhà Chu lại âm mưu cùng
quý tộc cũ nhà Thương và đám rợ là Hoài Di –Từ Nhung nổi loạn
chống lại nhà Chu…, sử viết Chu công phải đông chinh 3 năm mới dẹp yên
.
Thuộc quốc phía đông
của nhà Thương cũng có tên là nước Từ .
Theo Dịch học thì
phương đông quẻ Khảm là phương của tình cảm , sự thương yêu giữa người
và người đối phản với phương tây là phương của quẻ Ly chỉ lý lẽ ,
thương yêu trong tiếng Việt dịch sang Hán ngữ là từ ái . Phương đông
trong Hán sử trở thành phương …Từ ; nước ở phương ấy gọi là Từ quốc
, rợ ở phương đông gọi là Từ nhung , việc đông chinh của Chu công đánh
rợ Hoài di Từ nhung đã chỉ ra điều đó cụ thể hơn nữa còn cho thấy
rợ Từ nhung là ở vùng sông Hoài nằm ở phía đông lãnh thổ Trung hoa .
Người Tàu đã …chữ tác
biến ra chữ tộ…; từ→tây , rợ Từ nhung ở phương đông hóa thành tây
nhung …thì chỉ có trời mới hiểu ….
Thời Tần gọi người
bắc Hoàng hà là người Nhung ,Sử thuyết họ Hùng gọi họ là Quan –Liêu
hay Nam Liêu , chính họ sau này thành dân của hoàng đế Quan vũ nước
Đông hãn hay đông Hán ,ngoài Nam Liêu còn 2 chi khác là đông Liêu ở Sơn
đông chính là rợ Từ nhung trong tứ di và tây Liêu bị Hung nô đuổi chạy
tuốt về hồ Thanh hải ở phía tây trung quốc .
Khi nói thuộc quốc
phía đông là nước Từ cũng y như nói…thuộc quốc phía đông của nhà
Thương là nước ‘phía đông’…đúng là chữ với nghĩa …thực qúa sáng mà
trở nên tối …
Trong nền sử địa Trung
hoa cổ Người Tàu luôn cố ý thay chữ Thương Việt ngữ chỉ hướng Đông đúng
theo Dịch học bằng chữ ‘Từ’ Hán ngữ rồi lộn lạo ‘Từ’ với ‘Tây’ chủ
đích là làm rối loạn thông tin sử địa Thiên hạ thời cổ để mập mờ đánh lận con Đen ...đám chăn
ngựa mà viết ra Tứ Thư - Ngũ Kinh .v.v.
thế mới ghê .
Thiên hạ Không có Tây Nhung chỉ có Từ Nhung , nhung là từ
Việt nghĩa là mềm - nhũn dịch tượng của phía Đông đối phản với căng
- cứng của phía Tây
Tóm lại trong nền văn
minh họ Hùng chỉ có Từ nhung tức Thương nhung hay Đông nhung không
hề có Tây nhung .
4 – Đông di.
Khi đã xác định Từ Nhung
chính là đông Nhung thì đông Di buộc phải đổi là tây Di .
Có sự Trùng khớp khá
lý thú khi biết thuộc quốc phía tây của nhà Thương là nước Chu hay
Châu , chính thuộc quốc Chu sau này đã diệt nhà Thương kiến lập triều
đại Chu của Trung hoa , lý thú là ở chỗ người Hán gọi họ là rợ Tây
Di , đúng y với tên gọi cộng đồng người mà thời trung – cận đại cũng
vẫn gọi là Tây Di – Tây nam Di hay tên khác là Di –Lão ở Qúi châu và
Vân nam .
Thuộc quốc phía tây
của nhà Thương là nước Chu , rợ phía tây trung quốc là Tây Di ; liên
kết 2 thông tin ta được điều rất quan trọng :
Thành phần chính của
Dân nước Chu thời còn là thuộc quốc của nhà Thương là người Di hay Di
lão cũng gọi là người La , sách Tàu gọi là Liêu tử ngày nay là
người Kadai .
Thiên hạ bắt đầu phân
ra người Hoa Hạ và Di Hạ từ việc ông Khải không tuân theo di mệng của Đại
Vũ mà tranh ngôi với ông Bá Ích ,
ông Bá Ích phải lánh đi đến Kì sơn , Khải lập nên vương triều Hạ .
Từ đấy người Thiên hạ ai theo ông Khải sống nơi đất trung tâm phồn hoa
đô hội được gọi là Hoa Hạ , người theo ông Ích phải dạt về tứ phương
thì họi là Di Hạ .
Sử thuyết Hùng Việt
cho ông Bá Ích chính là Cổ công Đản phủ Thái vương của nhà Châu ,
đất Kì sơn chính là Cùi chu – Qúi châu ngày nay , chính vì điều này
mà nền sử địa Trung hoa có người Tây Di
Rợ tây bắc Trung quốc
là Hung nô và Đột quyết .
Phía tây là Chi và
Khương .
Tây nam là người Di hay
Di lão , ngật Lão cũng là Khuất Lão-khuất Liêu.
Xét qua những thông tin
trên thì Địa bàn gốc của nhà Chu không thể nào là Thiểm tây được và
nhà Chu cũng không thể nào có gốc Hung nô như 1số nhà nghiên cứu Trung
quốc đã nêu ra .
Theo những nghiên cứu
gần đây thì người Di là tộc người cố cựu của vùng Quí châu Vân nam ,
họ đã có mặt ở đấy ít ra cũng hơn ngàn năm trước công nguyên .
Văn vương là TÂY bá ,
nước phía tây là nước CHU , rợ phía tây là tây DI…liên kết chuỗi thông
tin này rồi Căn cứ vào địa bàn sinh trú của người Di đối chiếu với
những thông tin trong cổ sử Trung hoa và Việt nam có thể kết luận :
Đất gốc của nhà Chu
là Quí châu Trung quốc sau họ cường thịnh lên mở rộng lãnh thổ phía
tây sang Vân nam ( cổ sử gọi là nước ‘Mật Tu’ là biến âm của ‘mặt
TÂY’ trong tiếng Việt ) và phía nam đến miền bắc – bắc Trung Việt
ngày nay ( Sử Trung hoa chép là nước Sùng ) ; miền đất rộng lớn này
chính là lãnh thổ nước Văn Lang : bắc giáp Động đình hồ ,nam giáp
nước Hồ tôn , tây đến Ba thục và đông giáp Nam hải trong truyền thuyết
lịch sử Việt , vùng này sau trở thành đất Trung hoa ( nghĩa là trung
tâm văn minh) của thiên hạ khi Chu Vũ vương lên ngôi Thiên tử kiến lập triều
đại Chu ngàn năm , có thể nói không ngoa …. văn hoá văn minh Trung hoa
rạng ngời như ngày nay chính là công của nhà Chu ( tứ thư – ngũ kinh
linh hồn của văn minh Trung hoa ra đời ở thời này ).
Thông tin trong bài này
là sự kiện chứng cho những điều đã viết trong Sử thuyết ho Hùng :
– Kiến lập triều Chu
là Thục Phán sử Tàu gọi là Cơ Phát .
– vua Tổ của nhà Chu
là ông Cơ Xương tức Văn vương tiếng Việt là Văn lang( Lang ═ vương ═ thủ
lãnh-vua) nên nước của Văn vương còn được gọi là nước VĂN LANG kinh đô
ở Phong châu hay đất Phong , đất Phong thời nhà Thương Ân thuộc nước
SÙNG ( sùng ═ cao) do các Sùng hầu cai quản trước sau có 5 đời chúa
truyền thuyết dân gian Việt gọi là Ngũ vị tôn ông : Sùng Nghiêm – Sùng
Tôn – Sùng Hoà –Sùng Quyền –Sùng Cầm hay Lãm , vị Sùng hầu sau cùng
theo sử Việt là Sùng Lãm nhưng theo sử Trung hoa là Sùng hầu Hổ .
– Trống đồng là Vật
thể văn hóa tiêu biểu cho văn minh nhà Chu , nơi phát hiện trống xưa
nhất và nhiều nhất cùng với những thông tin về Dịch lý chứa trong
hoa văn trên mặt Trống đồng đã chỉ ra điều ấy ( Văn vương là 1 trong
tứ thánh đã làm nên Dịch học )
– Nam giao là 1 trong
những từ ‘thâm niên’ nhất của lịch sử Việt tộc …kinh Thư chép : đế
Nghiêu …mệnh Hy Thúc trạch NAM GIAO…; hướng Bắc – nam lộn ngược đã
giúp xác định : Nam giao là từ Việt có nghĩa là vùng đất phía nam Giao
chỉ không thể nào là : đất Giao chỉ phía nam ….nước Tàu như lối hiểu
của người Hán được ..
Khi nói nhà CHU rạng rỡ cũng chính là
nói : VĂN LANG huy hoàng ; vầng hào quang ấy dù có lúc tạm khuất
nhưng chắc chắn không bao giờ tắt .
Tóm
lại
: chung quanh ‘Giao chỉ’ tức chỗ giữa – chốn giữa Thiên hạ có :
Những tộc người sống ở Bắc Trung quốc ngày
nay xưa gọi là Nam Man
Người sống ở Hướng Xích đạo gọi là Bắc
Địch
Người phía Đông thiên hạ gọi là Đông Nhung
Sống ở phía Tây thiên hạ là Tây Di .
Nam man Bắc địch Đông di Tây nhung của người
Tàu là cái nhìn ...đầu cắm xuống đất chổng mông lên trời ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét