Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Lang thang và chu cha


Lang thang và chu cha

Trong ngôn ngữ Việt có 2 từ láy rất hay dùng , những từ này mang nặng phong cách dân dã chứng tỏ là nó thuộc về đại chúng , đã ngấm trong máu nên người ‘đời’ dùng nhiều hơn là ...xuất hiện trong văn chương khoa bảng.
Là những từ nằm trong lòng phát ra ‘cửa miệng’ chẳng cần suy nghĩ lựa lời chi cả nhưng lại ít ai biết căn nguyên của nó ; quen rồi cứ ‘xài’ không cần biết nó ở đâu ra và tại sao lại dùng như thế ; sách vở chưa hề có lời giải thích ..., Tự điển tiếng Việt cũng vậy không có dòng nào đề cập đến vấn đề này .
2 từ quen mà lạ này là: ‘lang thang ‘ và ‘chu cha’ hay ‘châu cha’ .
1 - Lang thang .
Lang thang là đi hết chỗ này đến chỗ khác 1 cách bất định không có chủ đích rõ rệt , lạ là ở chỗ lang và thang trong tiếng Việt không mang ý nào liên quan đến sự đi lại cả .
Từ lang nghĩa thông thường là :
- Thày thuốc đông y . : thầy lang , ông lang , lang băm , lang vườn ...
- 1 loại đồ ăn thức uống : khoai lang .
- Người đứng đầu 1cộng đồng nhỏ cỡ làng ; từ này còn thấy trong vài dân tộc ít người như Thái và Mường.
Từ thang :
- Vật dụng để trèo lên cao ; bắc thang lên hỏi ông Trời ...
- Gói thuốc trong đông y : thang thuốc .
Vậy mà khi dùng lang đi liền với thang thành ‘lang thang’ lại chỉ sự di chuyển không mục đích rõ rệt ...thế mới lạ .
Thực ra đây là từ láy có gốc rễ ở 1 sự kiện trong lịch sử Trung hoa xa xưa :
Nhà Thương là triều đại dời đô nhiều nhất trong lịch sử Trung hoa , trong khoảng 300-400 năm đã 5 lần thay đổi kinh đô , ta biết mỗi lần dời đô như thế là cả 1 sự kiện trọng đại , xây dựng được 1kinh thành thì hao tốn không biết bao nhiêu tiền bạc và sức lực , kinh đô nào để cho xứng tầm cũng phải nguy nga tráng lệ chứ đâu có như cái nhà bếp cỏn con của đám dân đen , có khi phải đến vài chục năm mới có thể hoàn tất chứ nào chỉ ngày một ngày hai vậy mà ở chưa nóng ...mông vua quan nhà Thương đã bắt dân chúng xây kinh đô mới ...thực biết bao cơ cực cho kẻ làm dân ....chính vì thế sự việc này mới hằn sâu trong tâm trí mọi người để trở thành 1 điển cố lịch sử không thể quên cứ thế truyền mãi cho đến tận ngày nay để trong ngôn ngữ ‘bình dân’ Việt nam có từ láy... ‘lang Thang’ .
Lang là thủ lãnh là vương là vua , Thang chỉ nhà Thương vua sáng lập là Thành Thang , lang Thang nghĩa là vua nhà Thương , chính vì 5 lần dời đô mà trở thành từ láy mang ý nghĩa như ngày nay .
Sự giải thích này xem ra có lý ...nhưng kẹt một điều là vua nhà Thương là vua cổ của Trung hoa thì có liên quan gì đến dân chúng Việt mà sự cố ‘lang thang’ được khắc ghi trong tâm trí truyền lưu hơn 3000 năm đến tận ngày nay .???
Mời các bạn đọc Sử thuyết họ Hùng để thấy những điều trái khoáy thực ra không trái khoáy chút nào ,những chuyện tưởng như... kỳ quái mà thực ra lại rất chân xác ...

2 - Chu cha hay Châu cha.
Khi gặp điều gì gây ngạc nhiên sửng sốt người ta buột miệng kêu ‘chu cha’ hay ‘châu cha ơi’..., gọi là buột miệng vì lời nói bật ra từ vô thức không nghĩ suy chi cả , người xứ Quảng phát âm thành ‘chu choa’ , người nam trung bộ là ‘chu che’ nhưng tất cả là cùng 1 ý , đặc biệt người Quảng hay kéo thêm cái đuôi thành ra ‘chu choa chèng đéc ơi’.
‘Chèng đéc’ là biến âm từ ‘Trời đất’ mà ra , còn ‘chu cha’ thì rõ ràng gọi người cha hay bố có tên là Chu , vậy hóa ra CHU là tên bố chung của mọi người Việt sao?.
Trong sử Việt chẳng đã có vì vua được dân xưng tụng là ‘Bố cái đại vương’ đấy sao , đấng minh quân quên mình vì nước vì dân được dân mến mộ coi như cha mẹ vừa thể hiện sự kính trọng vừa là sự biết ơn xâu sắc trong tâm tình người Việt với đạo lí : uống nước nhớ nguồn ăn qủa nhớ kẻ trồng cây, khi nước ta đã trở thành ‘văn hiến chi bang’ thì đời đời không quên người đã mang đến ánh sáng văn minh ấy , Dịch lý là nền tảng văn minh Á đông , Chu văn vương là người có công đầu trong việc tác tạo Dịch học , trong tứ thánh của Dịch học thì Phục Hy là nhân vật thần thoại , Văn vương là con người thực công lao đứng đầu rồi mới đến Chu công và Khổng tử , không ai có thể tự hào hơn người Việt vì lịch sử còn ghi rõ tổ quốc của họ là đất nước của VĂN LANG tức nước của vua Văn , hàng ngàn năm trước công nguyên khi Hán tộc chưa hề đến đây thì trong kinh Dịch đã nói đến trống đồng và trên trống đồng cũng thể hiện Dịch học ,đây là bằng chứng vật thể đã không thể chối cãi về sự liên hệ giữa nước Văn lang và Chu văn vương nay lại thêm thói quen của người Việt mọi chi tộc luôn mở miệng gọi ‘Chu cha’ hay ‘Châu cha ơi là’ là điểm nhấn văn hoá phi vật thể bổ sung thêm chắc chắn và làm cho sự liên quan này trở nên không thể chối bỏ .
Đã đến lúc lịch sử Việt nam ,Trung hoa và Hán tộc phải viết lại .
Những thông tin lịch sử tồn tại trong dân gian tuy có vẻ giản đơn mong manh nhưng thực ra lại rất chắc chắn vì không ai có thể cạo sửa ‘bia miệng’ nên một khi đã tìm ra thì những thông tin này hầu như không thể bác bỏ , vua Tàu Càn long có thể cạo sửa toàn bộ sử sách Trung hoa nhưng không thể nào sửa được cụm từ ‘Lục lâm thảo khấu’ trong dân gian , đã là bia miệng thì chỉ có nước giết hết người Bách Việt mới phi tang được cái gốc cướp rừng cướp núi của đám quân Lục lâm , đám quân đã giúp lập nên hãn quốc đầu tiên ở Thiểm tây và ‘Lục lâm thảo khấu’ bỗng lột xác đổi đời... thành Hãn quân của đế quốc Hán kẻ đã đạp Trung hoa dưới móng ngựa có đến 500-600 năm .
Các bạn nghĩ thử coi nếu Lục lâm quân là những anh hùng giúp kiến lập 1triều đại huy hoàng của Trung hoa thì trong dân chúng Trung hoa làm sao có cụm từ ‘giặc cỏ Lục lâm’ vừa vạch mặt chỉ tên là giặc lại vừa khinh bỉ là cỏ rác ...
Trong ngôn ngữ bình dân Việt nam đã tìm thấy Dấu tích 4 triều đại của cổ sử Trung hoa:
Lang Thang là các vua triều thương hay Thang .
Lang Văn xếp ngược theo cấu trúc Hán văn là Văn lang vua tổ của triều Chu.
Lang sói chỉ vị vua bạo ngược hàng nhất trong lịch sử là Tần thủy hoàng .
Lang Bang là Lưu Bang Hiếu cao vua kiến lập Triều Tây Hán ( ???)
Và độc đáo hơn hết là những ông Hãn gốc tộc Liêu họ Lưu lập quốc xưng là Hán ở phương trời ‘mờ – tối – đen’ được sử dân gian Việt gọi bằng mỹ danh ... Lưu manh ( manh ═ mù) , Lưu manh nghĩa là gì thì chắc không cần gỉai thích...
Chỉ 1 từ kép này thôi đã chỉ rõ : Hán là Hán Hoa là Hoa , mập mờ đánh lận con đen...nhập Hán và Hoa làm một là ‘lưu manh’ .


Xin nói thêm về từ ‘lang bang’.

Người ta thường nói ‘lang bang’ hay kéo dài thêm thành ‘lang ba , lang bang’ có nghĩa là đi đó đi đây khắp nơi khắp chốn , sở dĩ như vậy là cụm từ này có gốc từ ‘bôn ba’ mà ra , bôn ba cũng là đi khắp đó đây nhưng khác ‘lang thang’ ở chỗ đi có mục đích rõ rệt , bôn ba còn hàm ý gian nan vất vả , khi nói nhà cách mạng bôn ba nơi hải ngoại thì ngoài ý vượt ngàn dặm đường còn ẩn chứa ý ca tụng sự hy sinh chịu đựng vượt qua gian khổ hiểm nguy để cứu dân cứu nước .

Ông Lưu Bang từ khi khởi nghĩa ở núi Muang Đang và được dân chúng cử làm thủ lãnh nơi huyện Bái là bắt đầu cuộc ‘bôn ba’ ..., dân đất Phong quê nhà lại không theo ông để đến nỗi phải bỏ xứ mà đi ...đầu quân làm tướng dưới trướng Sở Hoài vương ở vùng Trường giang , bao năm đánh đông dẹp bắc với chiến công lẫy lừng là cầm quân chiếm kinh đô Hàm dương của Tần nhưng khi nhà Tần đổ do sự hiềm khích thù hằn Hạng vũ đã đày ông đến miền hãm địa là tây bắc Trung hoa ( miền đất có kinh đô của 2 nhà Chu ???), sau đó nổ ra cuộc Hán Sở tranh hùng ...lại chinh chiến từ bắc xuống nam , khi lên ngôi Hoàng đế Trung hoa rồi cũng không yên ...đánh Hung nô bị vây hãm suýt bỏ mạng ở vùng núi non Sơn tây, trong nước cũng không yên lành gì lại phải tiếp tục ‘bôn ba’ hành quân đánh Trần Hy phản loạn ....nói chung cho đến khi nhắm mắt suôi tay cuộc đời của Lưu Bang là cà 1chuỗi ngày ‘bôn ba’ vất vả . Chính từ cuộc đời của Lưu Bang mà có từ kép ‘bôn ba’.

Lưu bang còn có tên là Qúy , thực ra đây không phải là tên riêng mà theo phong tục Trung hoa con trai cả gọi là mạnh , thứ hai gọi là trọng và thứ ba gọi là qúy , tên gọi qúy cũng giống như cách gọi ‘ thằng ba anh ba’ ở Việt nam vậy thôi . Lang là từ Việt cổ đồng nghĩa với vương với vua ngày nay , lang Ba - lang Bang nghĩa gốc chỉ là ... ông vua tên là Ba ,ông vua tên là Bang nhưng chính Cuộc đời chinh chiến khắp nơi của ‘ông Ba –Lưu bang’ đã tạo ra từ kép ‘bôn - ba’ làm nền cho cụm từ ‘lang Ba - lang Bang’ trong tiếng Việt nghĩa là đi khắp đó đây .

Lưu Bang hay ông Qúy (thứ ba) sau khi lên ngôi hoàng đế Trung hoa gọi là Hiếu cao ; ‘cạo sử gia’ người Hán biến Hiếu cao thành Hán cao tổ...nghĩa là ông tổ đã tạo dựng nên Hãn quốc ; lạ là ở chỗ cả tên và tên ‘thường gọi’ trong nhà là Bang và Ba lại ‘nằm vùng’ trong dân gian Việt không biết từ thuở nào với cụm từ ‘lang Ba- lang Bang’ ?

Một sự trùng hợp không hiểu nổi ... nếu lấy từ kép ‘bôn ba’ làm nền thì diễn giải ra phải là ‘lang Ba - lang Bôn’ mới đúng sao lại là ‘lang Ba - lang Bang’???

Chính việc đổi ‘Bôn’ thành ‘Bang’ này là sự kiện chứng thêm phần chắc chắn cho Sử thuyết họ Hùng khi cho Lưu Bang trong sử Trung hoa chính là Lý Bôn trong sử Việt , 2 dòng sử cùng viết về 1thời kỳ lịch sử huy hoàng của người Bách Việt , vua quan người Hán đã dùng thủ thuật ‘đổi nghĩa tráo chữ’ biến triều Hùng trịnh vương Hưng đức lang thành ‘nhà’ tây Hán ; Hưng đế thành Hán đế để tháp nối lịch sử Tây hãn quốc vào lịch sử họ HÙNG tiền nhân của người bách Việt ...tất cả những việc này là thủ đoạn lừa bịp vô cùng thâm hiểm để triệt tiêu hoàn toàn sức phản kháng của người Trung hoa-Bách Việt trước sự chiếm đóng và cai trị của giặc Hán phương bắc .

Triều ‘Tây hán’ của Lưu Bang và triều ‘đại Đường’ là 2 triều đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử trung hoa , điều lý thú là 2 triều đại cách nhau ngàn năm định đô cùng trên một vùng đất ; sử Trung hoa viết rõ ràng : nhà Đường xây kinh đô trên nền thành cổ có tên là thành ĐẠI HƯNG ; tại sao không gọi là thành đại Hán ???...đế đô của Hưng đức lang hay Hưng đế gọi là thành đại Hưng đấy là quy luật ngôn ngữ ....; tên thành đại Hưng này đã chỉ ra điều hết sức quan trọng của lịch sử Trung hoa : Trung hoa không hề có triều đại nào gọi là Hán cả ; chỉ có thời kỳ Trung hoa bị nước Hãn hay Hán quốc của Hán tộc xâm chiếm và cai trị mà thôi . Chính sách diệt quốc diệt tộc bằng thủ đoạn ‘diệt văn hoá’ từ thời Quan vũ –Mã viện đã được bố con ông cháu Khang hy – Càn long tái dụng hết sức thành công đến độ ....ngày nay bản thân người Trung hoa đã bị tẩy não nên ‘vui vẻ’ nhận mình thuộc Hán tộc ....thực đau xót biết bao cho Hoàng đế , Nghiêu –Thuấn – Vũ .... hồn các vị chắc hơn thiêu hơn đốt khi nhìn lũ hậu nhân mãi vẫn không mở được mắt ra ; mãi còn gọi giặc là cha không biết đến bao giờ ...???





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét