Năm 571, Lý Phật Tử đem quân đánh Triệu Việt Vương. Bị đánh bất ngờ,
Triệu Việt Vương không thể chống được cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại
Nha, nhảy xuống biển tự vẫn .
Lý Phật Tử cháu của Lí Bôn lên làm
vua , đóng đô ở Phong Châu. Vì ông cũng xưng là Lý Nam Đế, nên đời sau
gọi là Hậu Lý Nam Đế .
Sừ thuyết Hùng Việt cho Lí Bôn hiệu là
Lí Nam đế theo nghĩa vua họ Lí của Nam Việt . Lí Phật tử cũng
đọc là Lí Bụt tử , theo phép phiên thiết ‘bụt tử thiết bự’,
Lí Phật tử chính là Lí Bự , tư liệu Trung quốc ấm ớ Lí Bự
thành ra …Lưu Bị .
Ở Trung quốc nhà Tùy đã diệt nhà Trần (con cháu Trần Bá Tiên) thống nhất toàn quốc năm ̀́581.
Theo
sử hiện nay Năm 602 nhà Tùy phong tướng Lưu Phương làm ‘Hành quân
tổng quản đạo Giao Châu’, đem quân đánh hậu Lí Nam đế , Lưu Phương
bày lẽ thiệt hơn khiến Lí Phật tử hàng nhà Tùy và bị bắt
đem về Trung quốc .
Tháng giêng năm Đại Nghiệp thứ 1 (605), cuộc
xâm lược Vạn Xuân mới hoàn tất thì Văn Đế chết, Dạng Đế lên ngôi, các
quan nhà Tùy bảo nước Lâm Ấp có nhiều của báu lạ. Dạng Đế bèn phong cho
Phương làm ‘Hành quân tổng quản đạo Hoan châu’ tiến quân đánh Lâm ấp .
Vua Lâm ấp là Phạm Chí bỏ thành, chạy ra phía biển. Lưu Phương vào
thành lấy được 18 cái thần chủ thờ ở miếu. Những thần chủ ấy đều đúc
bằng vàng, sử viết Lưu Phương vơ vét xong khắc đá ghi công rồi rút
về về ???.. ( đoạn sử này phải xem sét lại chứ …làm gì có
chuyện bỏ bao nhiêu công sức bao nhiêu xương máu đánh chiếm Lâm
ấp rồi rút về ?).
Năm 2004 ở Bắc Ninh đã đào được Bia “Xá Lợi
Tháp Minh” là bia đá có niên đại cổ nhất được tìm thấy tại Việt Nam, bia
khắc năm 601 niên hiệu Nhân Thọ đời Tùy Văn Đế ghi chép về sự kiện
Tùy Văn đế Dương Kiên cho rước Xá Lợi đến các châu để cung phụng, ở
Giao Châu thì Xá Lợi được đem đến chùa Thiền Chúng (tức Chùa Pháp Vân,
Chùa Dâu) trung tâm Phật giáo nổi tiếng nhất khi đó.
Có lầm lẫn
gì ở đây không ? , Làm sao Tùy Văn đế có thể đem Xá lợi Phật
đến chùa Thiền chúng Bắc Ninh năm 601 được vì như sách sử chép
thì mãi năm 605 cuộc xâm lược Vạn Xuân của nhà Tùy mới hoàn tất ?.
Chiếm đóng rồi bình ổn cuộc sống của dân chúng để có thể
tính đến sinh hoaṣt văn hóa tâm linh ít ra cũng cần đến cả
chục năm .
Giới nghiên cứu khoa học đã kết luận khẳng định :
Sự
thống nhất trong nội dung minh văn với các tấm bia tìm được tại Trung
Quốc cũng như sự trùng khớp thông tin (ngày 15 tháng 10 năm 601, xây
tháp tại chùa Thiền Chúng ở Giao Châu) với các tư liệu khác như “Quảng
hoằng minh tập” và “Cảm ứng lục” có thể khẳng định: Tấm bia vừa được tìm
thấy tại Bắc Ninh chính là minh văn “Nhân Thọ xá lợi tháp” được khắc
cùng với sự kiện xây dựng chùa Thiền chúng .
Từ việc bất hợp
lí về mặt thời gian này xem lại sách sứ không khỏi giật mình;
thông tin lịch sử giai đoạn này sai biệt còn lớn hơn thế nhiều
.
Tư liệu chép : Năm 583, Tùy Văn Đế chia lãnh thổ Việt nam
khi đó thành 6 châu : Giao châu , Hưng châu năm 598 đổi là Phong châu,
, Hoàng châu năm 598 đổi là Ngọc châu, , Ái châu, Đức châu năm 598 đổi
là Hoan châu và Lợi châu năm 598 đổi là Trí châu.
Vị trí 6 châu
trên bản đồ ngày nay , rộng hẹp ra sao thì còn nhiều điều chưa
rõ dù 1 số nhà nghiên cứu đã đưa ra chỉ định khá chi tiết
nhưng tất cả vẫn trong vòng suy đóan chưa lấy gì làm chắc
chắn.
20 năm trước Giao châu đã là châu quận của nhà Tùy
thì làm gì còn chỗ cho Lưu Phương năm 602 tiến đánh và giỗ
hàng Lí Phật tử sau đó kéo quân sang cướp của ở Lâm ấp ?.
Sử
thuyết Hùng Việt cho thời gian này lịch sử Việt chẳng hề có
triều đại nào là hậu Lí Nam đế , Lí Bôn sừ Tàu chép thành
Lưu Bang chính là Lí Nam đế tức vua họ Lí của Nam Việt , Lưu
Biểu và Lưu Bị thời Tam quốc chép trong sừ Trung quốc do sự sai
lầm của giới sử học Việt nam trước đây khi tiếp nhận và phân
tích thông tin chứa trong tư liệu đã biến thành̀ Lí Thiên Bảo
và Lí Bự – Lí Bụt Tử trong sử Việt Nam .
Thông tin ghi nhận rất đặc biệt ở tư liệu đã kể :
Khi
tiến đánh Bắc Việt ngày nay thì nhà Tùy phong Lưu Phương làm
:‘Hành quân tổng quản đạo Giao Châu’,và khi tiến công Lâm ấp thì Lưu
Phương được phong là ‘Hành quân tổng quản đạo Hoan Châu’,
Thời Tùy : Giao châu là đất đồng bằng Bắc bộ và Hoan châu là vùng Nghệ tĩnh vẫn thường gọi là xứ Nghệ ..
Phải
chăng sự phân chia này là do ảnh hưởng của đất Đào và Đất
Đường hay Thường từ thời tạo dựng Thiên hạ , Sử thuyết Hùng
Việt cho đất Đào là đất của tộc La và Đường – Thường của tộc
Canh – Kinh . La – Canh là tên gọi cực Bắc và Nam của La bàn
Phong thủy .
Đường Thái Tông nhà Đường sau khi đánh Nam dẹp
Bắc đã lập ra nhiều đô hộ phủ và châu mới ; An Tây đô hộ phủ
(năm 640), An Bắc đô hộ phủ (năm 647), Thiền Vu đô hộ phủ (năm 650) và
An Đông đô hộ phủ (năm 668) . Những Đô hộ phủ này được lập ra để cai
quản vùng đất thường là ngoại tộc mới bình định , đặc biệt
cùng thời Đường thái Tông không lập An Nam đô hộ phủ mà lập ra
‘La phục châu’ với trung tâm là vùng Hà tĩnh ngày nay .
Về ý
nghĩa danh xưng ‘La phục châu’ nghĩa là châu của người tộc La
đã quy phục Đường triều ? . Phải chăng trên mặt trận chữ nghĩa
sau vài lần ‘ai đó’xuất chiêu thì ‘la phục’ biến thành ‘lộc
phúc’ rồi sau cùng hoá ta Phúc lộc châu ở Hà Tĩnh ngày nay ?.
Chính kiểu cách biến hóa như thế này của thông tin đã khiến
lịch sử Việt Nam rối tinh rối mù lên như ngày nay . .
Có nhà sử học viết :
….đến
năm 622, Khâu hoà là Giao châu đại tổng quản của nhà Tùy trước
xin quy thuận triều Đường và được bổ nhiệm ngay làm Đại Tổng Quản Giao
Châu
Năm 622, nhà Đường bắt đầu phân chia lãnh thổ Việt Nam ra thành
nhiều châu nhỏ dưới quyền kiểm soát của hai Tổng Quản Phủ. Tổng Quản
Phủ quan trọng thứ nhất được đặt ở vùng phụ cận Hà Nội bây giờ với quyền
hành bao trùm 12 châu (Giao, Phong, Chi, Ái, Hoan, Diễn, Trường, Lục,
Thang, Võ An, Võ Nga, và Phúc Lộc) gồm 59 huyện trong đồng bằng sông
Hồng và sông Mã.
Tổng Quản Phủ quan trọng thứ hai được đặt ở đồng bằng sông Cả với quyền hành bao gồm các châu ở vùng biên giới cực nam….
Giới
Sử học cũng nhìn nhận thời Đường trên lãnh thổ Việt nhà
Đường đặt 2 phủ tổng quản 1 ở thành Tống Bình quản lí đất
từ Thanh hóa đổ ra Bắc và 1 ở Hoan châu quản vùng đất từ xứ
Nghệ đổ vào Nam (nay) . Năm 628, các Tổng Quản Phủ được đổi thành Đô
Đốc Phủ dưới quyền quan Đô Đốc, về sau ở những vùng trọng yếu cần
hành động nhanh chóng các đô đốc được vua ban ‘cờ tiết’để
toàn quyền hành động gọi là Tiết độ sứ . Tư liệu cũng ghi
nhận ở Giao chỉ có 2 đô đốc phủ là Giao châu đô đốc phủ và
Hoan châu đô đốc phủ .
Sách sử ngày nay viết …năm 679. Đường
Cao Tông đổi Giao châu thành An Nam Đô Hộ Phủ , đoạn văn này thật …
ông chằng bà chuộc , làm sao có thể đổi Giao châu 1 vùng đất
thành ra phủ đô hộ An Nam là 1 cơ quan được , phải chăng ý nói
đổi Giao châu đô đốc phủ thành An Nam đô hộ phủ .sau theo lời
tấu của Cao biền nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh
hải quân .lại 1 sai lầm nữa An Nam đô hộ phủ là 1 cơ quan sao có
thề đổi thành 1 vùng lãnh thổ hành chánh nội thuộc là Tĩnh
hài quân ? , chuyện lạ khác nữa ̣... bỗng nhiên phủ đô đốc Hoan châu biến đi đâu mất không còn tăm hơi gì cả ....
Tư liệu lịch sử cho thấy rất rõ không hề có
việc đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh hải quân vì từ thời Đinh
lịch sử đã ghi nhân 2 chức vụ khác nhau là Tĩnh hải quân tiết
độ sứ và An Nam đô hộ .
Sai lầm dắt giây sai lầm đưa đến
…thời Tống đã bỏ 2 chức Tĩnh hải quân tiết độ sứ và quan đô
hộ An Nam nhập thành An Nam quốc vương …, , sự việc đã khiến
lịch sử Việt Nam biến đổi .ta thành người khác mất liên lạc
hoàn toàn với qúa khứ tiền nhân .
Sử thuyết Hùng Việt cho
không hề có việc đổi phủ đô đốc Giao châu thành Phủ đô hộ An
Nam và cũng chẳng có việc đổi An Nam đô hô phủ thành tí̃nh hải
quân như sách sử hiện nay viết . Sự thực và hợp lí ra thì
đất Giao châu dưới quyền Giao châu đô đốc phủ đã được nhà Đường
đổi thành Tĩnh hải quân do Tĩnh hải quân tiết độ sứ cai quản
và đất Hoan châu tức La phục châu trước được đổi thành vùng
đất dưới quyền cai quản của phủ đô hộ An Nam trong đó có 24
châu KIMỈ ở phía Nam Hoan châu tức các địa khu của nước Chiêm
Thành về sau (42-18 châu thuộc Phong châu đô hộ phủ) .
Ngay từ thời Tùy Sử sách đã ghi nhận :
Đô đốc của Giao Châu đóng bản dinh ở Tống Bình gần Hà nội ngay nay với quyền hành bao trùm khắp miền biên giới …nguyên văn :
“để
kiểm soát bọn man di từ tất cả những tiểu quốc phía nam, phía tây Giao
Châu, và những cư dân trên các hòn đảo ở ngoài biển lớn… “
Sang thời
Đường quyền hành này được phân bổ về 2 đô đốc phủ Giao châu
và Hoan châu , các tiểu quốc phía Tây chính là 18 châu KIMI
thuộc Phong châu đô hộ phủ và các tiểu quốc phía Nam là 24 châu
KIMI trực .thuộc An Nam đô hộ phủ .
Ki Mi chính xác phải là
Cơ – Mơi hay Mai , Cơ chỉ người tên khoa học là Indonesien và Mi
là người Nam Á là 2 sắc tộc chính của dân Đông nam Á ngày nay .
Cơ cũng chính là tên họ của Hoàng đế – đế Hoàng và các vua
nhà Châu . Mi hay Mị là tên họ của các vua nước Sở . Các châu
KIMI thuộc Phong châu đô hộ phủ sau li khai nhà Đường lập ra nước
Nam Chiếu hay Nam chúa .
Tóm lại :
*An Nam đô hộ phủ không
mang ý nghĩa là vùng đất ngoại tộc nhà Đường mới bình định
xong giống như trong An Bắc An Tây An Đông đô hộ phủ ,̀ thời gian
này tư liệu ghi nhận ở phía Nam Đường thái Tông cho lập La phục
châu không phải 1 đô hộ phủ , còn ở năm 969 lập ra An nam đô hộ
phủ thì chẳng có cuộc chiến nào giữa quân Đường và người địa
phương để cho 2 từ An Nam trở nên có ý nghĩa .
* Danh xưng An
Nam không dính gì đến 1 phương Nam đã bình định mà là tên gọi
vùng đất từ Hoan châu đổ xuống phía Nam dưới sự cai quản của
trước là Hoan châu đô đốc phủ sau đổi thành An Nam đô hộ phủ ,
là vùng đất hoàn toàn khác với Giao châu dưới sự cai quản của
phủ đô đốc Giao châu sau đổi thành Tĩnh Hải quân đất nội thuộc
Đường triều .
Sử thuyết Hùng Việt cho từ An là giản lược
của An Chiêm cách gọi khác của Chiêm thành và Nam cũng chính
là Phù Nam tức nước Pham hay Phan (phù nam thiết phan) mà ranh
giới còn ghi trên bản đồ là từ Phan rang tức Phan ranh trở vào
Nam .
* Từ đời Tống , các vua Trung nguyên về mặt ngoại giao
luôn giao cho qúy tộc tước Giao chỉ quận vương (trong hàng ngũ
qúi tộc quận vương thấp hơn tước vương) kiêm lãnh 2 chức vụ :
vừa là Tĩnh hải quân tiết độ sứ vừa là quan đô hộ An Nam . năm
1136 thì vua Tống gộp 2 chức Tĩnh hải quân tiết độ sứ và quan
đô hộ An Nam thành ra chức tước hoàn toàn mới :An Nam quốc
vương ý nóì từ nay trên 2 vùng đất này là 1 nước độc lập tuy
trên nguyên tắc vẫn thống thuộc vào ‘hệ thống chính trị’ Thiên
hạ do vua Trung quốc làm Thiên tử .Trong cái hệ thống cổ hũ bề
ngoài này Thiên tử đóng vai trò Minh chủ tượng trưng , còn quan
hệ thực sự giữa các bên tùy vào thực lực từng thời điểm ,
Chư hầu ‘cống’ thiên tử , thiên tử ‘ban’ lại cho chư hầu …có khi
lại qủa ít qúa chư hầu không bằng lòng đòi thêm , không đáp
ứng… là Thiên tử coi chừng vỡ mặt , thế đấy nhưng giấy rách
cứ vẫn phải giữ lấy lề…đôi lúc thấy thật tội nghiệp cho Thiên
tử …
Xét ra chưa cần truy đến tận nguồn gốc thời thái cổ
chỉ kể từ năm 975 thì giải đất suốt từ phía trên Ải Nam quan
đến ngoài mũi Cà mau đã chỉ do 1 qúi tộc cai quản dưới 2 chức
vụ khác nhau và từ năm 1136 thì trở thành lãnh thổ thống
nhất của 1 vua , dĩ nhiên lịch sử luôn có biến động , nước nào
cũng thế ; hợp rồi tan , tan rồi hợp là chuyện rất bình
thường bao đời nay, Những kẻ thương vay khóc mướn dốt sử thôi
đừng rống lên …hận đồ bàn nữa , Phan rang là đất của Phù nam
vua Chiêm thành mới đánh chiếm , người Phan rang khóc hận đồ
bàn thì chẳng khác nào người Trung hoa khóc thương Thành cát tư
hãn .
Xin lưu ý về thể chế thì Quân (Tĩnh hải quân) là đơn
vị hành chánh nội thuộc Trung quốc vì thế nhà Tống không đành
lòng đưa từ ‘Giao’ hay Tĩnh Hải vào quốc hiệu của quốc gia tân
lập mà họ công nhận , Tống chỉ gọi tên là An Nam quốc dựa
theo tên 1 nửa đất tự trị ngoại thuộc có từ đời Đường ,
Xét
riêng kỉ nguyên Đại Việt thực chất nước Việt đã độc lập từ khi kiến lập nước Đại
Việt năm 917 thù đô là thành Phiên Ngung hay Phiên Ngô nhưng từ khi mất Phiên Ngung phải dời đô về phía Tây
về
hình thức thì nước Việt chỉ có thể xem là quốc gia độc lập
thực sự kể từ năm 1136 về sau .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét