Niên đại : Đại Việt – Đại Hưng 917 – 971 , Đại Hưng – Đại Việt 971 -1228 .
Việt sử : họ Khúc dấy nghiệp – nhà Lí .
Hoa sử : Nước Đại Việt – Nam Hán thời Hoa Nam thập quốc và chiến tranh Tống – Lí
I- Nước Đại Việt – Đại Hưng kinh đô Phiên Ngu (917- 971).
Theo
qui luật tự nhiên, không thể có triều đại nào thịnh mãi được.
Cuối đời Đường do lãnh thổ đế quốc phình ra quá to lớn, các
dân tộc Bắc và Tây Bắc Trung Hoa luôn phản kháng ách thống trị
của triều Đường, chinh chiến tốn hao quá nhiều khiến cạn kiệt
sức người sức của, khi dân không chịu nổi nữa thì phải vùng
lên. Cuối đời Đường có loạn Hoàng Sào do nông dân nổi lên chống
triều Đường, loạn lạc khắp nơi triều đình phải tăng thêm quyền
hành cho các phiên trấn – đó là mầm mống của sự phân liệt ở
thời sử Trung Hoa gọi là 5 đời 10 nước.
Lưu
Ẩn được triều đình nhà Đường phong làm tiết độ sứ Thanh Hải quân (Lĩnh
Nam Đông đạo) năm 905, nhà Đường sụp đổ hai năm sau đó , Ông được vua
nhà Hậu Lương là Chu Ôn phong tiết độ sứ Tĩnh Hải quân và An Nam đô hộ
phủ năm 908 . Năm 909 phong làm Nam Bình vương. Năm 911 đổi thành Nam
Hải vương.
Cùng
năm này Lưu Ẩn mất, em trai là Lưu Nham lên thay. Tới năm 917, Lưu Nham
tuyên bố thành lập một vương quốc mới, ban đầu gọi là Đại Việt (大越),
nhưng chỉ qua năm sau (918) đổi tên thành Đại Hán (大漢) ,
Năm
930 (có sách chép năm 923) Lưu Nham sai Lí khắc Chính đánh
chiếm Tĩnh hải quân bắt Khúc thừa Mĩ mang về Phiên Ngu và Cử
Lí Tiến sang cai trị Giao chỉ .
Cùng khung thời gian khoảng những năm 900 ở Giao chỉ Việt sừ viết :
*Năm
905 Khúc Thừa Dụ hào trưởng ở Chu Diên, nổi lên chiếm thành Đại
La tự xưng là Tiết độ sứ Tĩnh hải quân , nhà Đường phải công nhận
và gia phong chức ‘đồng bình chương sự’ ..
*
Năm 907 Khúc thừa Dụ mất , Khúc Hạo thay cha làm Tiết độ sứ
Tĩnh hải quân , Khúc Hạo lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan
lại, sửa sang việc thuế má, việc sưu dịch . biến Giao châu thành vùng
đất hầu như độc lập .
*Năm 917 Khúc Hạo mất em là Khúc thừa Mĩ lên thay .
*Năm 930 bị quân Nam Hán bắt mang về thành Phiên Ngu sự nghiệp họ Khúc chấm dứt .
Đối
chiếu 2 dòng sử thấy có điều vô lí cùng những năm 907 tới
khoảng 917 Tĩnh hải quân có 2 tiết độ sứ Khúc Hạo và Lưu Ẩn
cùng cai quản ?.
Theo
sử gia Việt thì năm 908 vua nhà Hậu Lương là Chu Ôn phong tiết độ sứ
Tĩnh Hải quân và An Nam đô hộ phủ cho Lưu Ẩn là phong khống chứ
không thực sự cai quản ,
Nhưng
theo sách Thiên Nam ngữ lục : sau khởi nghĩa của Phùng Hưng thì các
quan cai trị Giao Châu của nhà Đường lần lượt là Tăng Cổn, Thông Đình,
Lý Trác rồi đến Lưu Ẩn:
…..
Sau thằng Lưu Ẩn nó rày tới nơi
Khoe khoang trí ngõ hơn người
Đời Tống Chu Miện nên trai anh hùng
Binh sang ở giữa thành Long
Phúc thay nó lại có lòng cứu dân.
Như
vậy rõ ràng Lưu Ần thực sự làm Tiết độ sứ cai quản Tĩnh
hải quân chứ không phong khống vậy lúc này Khúc Hạo làm gì ở
đâu ?.
Sử thuyết Hùng Việt cho là :
–
Khúc thừa Dụ ; Khúc Dụ thiết Cụ , ông Cụ là cách xưng hô
kính trọng người lớn tuổi , Cụ tên là Lê Khiêm sử tàu đổi
thành Lưu Khiêm là quan nhà Đường trông coi miền Giao Chỉ , ông
là cha của Lê Ẩn .
–
Khúc Hạo ; Khúc Hạo thiết Cậu , ông Cậu cách gọi người quyền
cao chức trọng nhưng chưa lên lão , Cậu chính là gọi Lê Ẩn (
Lưu Ẩn ), Lê Ẩn thay cha làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ nhà
Đường , Lê Ẩn đánh dẹp nạn cát cứ xứ quân làm chủ cả Lĩnh
Nam , nhà Lương phong là Tĩnh Hải kiêm Thanh hải quân tiết độ sứ
tước Nam bình vương.
Luận điểm này được kiện chứng bởi :
Sách
‘Mộng Khê bút đàm’ viết :”…Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu thời Hán,
Đường. Thời Ngũ đại loạn lạc, Ngô Văn Xương trước có An Nam sau chiếm
Giao Quảng. Sau Văn Xương bị Đinh Liễn giết, lại có đất này. Năm thứ sáu
niên hiệu Khai Bảo của quốc triều, Liễn mới theo về, trao chức Tĩnh Hải
Quân Tiết độ sứ; năm thứ tám, phong Giao Chỉ Quận Vương…
Đoạn sách ngắn này chứa điều rất quan trong của Lịch sử Việt Nam .
…
loạn lạc thời Ngũ đại … “trước có An Nam sau chiếm Giao Quảng
”…làm chủ lĩnh Nam thời này thì không thể ai khác là anh em Lê
Ẩn – Lê Nham (Lưu )…sao ở đây lại là Ngô văn Xương ? , theo Phiên
thiết Hán văn thì văn xương thiết vương , không có ai tên là Ngô
văn Xương , Lê Ẩn xây Hưng vương phủ ở thành Phiên Ngu Quảng châu,
nên anh em ông được gọi là Ngô vương theo nghĩa là vương thành
Phiên ngu hay Phiên Ngô .
Phằn
trước đoạn văn thì hợp lẽ nhưng phần sau hoàn toàn sai .,thông
tin trong Mộng khê bút đàm chính là đầu mối khiến sử Việt nam
…chuyện nọ sọ chuyện kia không còn biết đâu mà lần .
…Sau
đó Văn Xương bị Đinh Liễn giết, lại có đất này. Năm thứ sáu niên hiệu
Khai Bảo của quốc triều, Liễn mới theo về, trao chức Tĩnh Hải Quân Tiết
độ sứ; năm thứ tám, phong Giao Chỉ Quận Vương…
Phải
chăng Mộng khê bút đàm cho Ngô văn Xương cũng là Ngô xương Văn anh
em với Ngô xương Ngập con của Ngô Quyền ? . không hề có dòng
chữ nào trong Lịch sử Việt Nam nói Đinh Liễn giết Ngô xương Văn
chiếm đất … , có chăng là thông tin
Ngô
xương Xí nối ngôi nhà hậu Ngô tụt hạng thành 1 trong 12 xứ quân
rồi bị Đinh bộ Lĩnh đánh dẹp trong thời loạn 12 xứ quân .
Mộng
khê bút đàm sai ở chỗ nếu coi lọan 12 xứ quân là ‘loạn lạc
thời Ngũ đại ‘ thì đất đai nhà Đinh phải là cà An Nam , Giao
chỉ và Quảng Đông Quảng Tây …nhưng nếu như thế thì làm gì còn
đất để anh em Lưu Ẩn – Lưu Nham kiến lấp nước Đại Việt Đại
Hán? .
Thông
tin ….Lê Ẩn thay cha lãnh chức Tĩnh hải quân tiết đô sứ sau mở
rộng địa bàn làm chủ đất Quảng rất quan trọng với người Việt
nam vì Lê Ẩn mất giao lại cơ nghiệt cho em là Lê Nham , năm 917
Lê Nham lên ngôi hoàng đế lập ra nước Đại Việt đóng đô ở Phiên
Ngu , cho dù định đô ở đâu thì cái gốc Đại Việt vẫn là An Nam –
Giao châu tức là quốc gia của tiền nhân người Việt nam .
Sử
Tàu viết năm 930 hay 923 vua Đại Việt Lê Nghiễm sai lý Khắc
Chính đánh Khúc thừa Mỹ chiếm Giao chỉ , …ý đồ của họ thâm
độc lắm …nước Đại Việt sau họ gọi là Nam Hán ở Quảng châu
đánh chiếm Giao chỉ của Khúc thừa Mỹ thì rõ ràng là quân xâm
lược ,thực sự họ đã thành công lừa người Việt mấy trăm năm qua
, nếu biết Lê Ẩn cũng là Khúc Hạo thay cha làm Tĩnh hải quân
tiết độ sứ sau mới mở rộng lãnh thổ cai qủan sang Quảng đông
Qủang Tây thì sự nhìn nhận về lịch sử đất nước Việt hoàn
toàn khác với cái nhìn ngày nay .
Tại sao Lưu Nham đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Hán ?Thông tin của người Tàu …
“Vì
ông mang họ Lưu là họ của vua nhà Tây Hán , Lưu Nham tự tuyên bố là
hậu duệ của Lưu Bang ” …có lẽ đây là lời biện bạch của đám
‘cạo sử gia’ nhằm lập lờ đánh lận con Đen…?, Vương quốc Đại
Việt này thường được sử Trung Hoa gọi là Nam Hán (?) để phân biệt với
nước Bắc Hán của Lưu Sùng (951-979) cũng trong thời Ngũ Đại.
Sử
viết …Lưu Nham xây dựng mở rộng Hưng vương Phủ ở Quảng châu lấy
đấy làm kinh đô , điều này chỉ ra tước hiệu của Lưu Ẩn là
‘Hưng vương’ mà theo quy luật sử học Trung hoa nếu vua là Hưng
vương thì nước phải là Hưng quốc như Lý Uyên có tước hiệu là
Đường quốc công thì khi lên ngôi vua thì Triều cũng là nước gọi
là Đường , tương tự Dương Kiên có tước là Tùy vương nên Lịch
sử Trung hoa có nhà Tùy nước Tùy.v.v., vậy tại sao Hưng vương
lên ngôi vua quốc hiệu lại là Hán ?, đám ‘cạo sử gia’ đã không
đủ trí khôn để sửa luôn ‘Hưng vương phủ’ thành ‘Hán vương phủ’
…nên dấu đầu lòi đuôi , chính đoạn sử : “ông tự tuyên bố là hậu
duệ nhà Hán…” để biện minh cho việc đổi quốc hiệu Đại Việt
thành Đại Hán đã chỉ ra tên triều và tên nước thời Lý Bôn –
Lưu Bang tiên tổ cuả Lưu Nham (Lê Nham ?) không phải là Hán mà là
nước Đại Hưng hay Hưng quốc , thời Hưng quốc là thời lừng lẫy
của Trung hoa nên người hoa vẫn thường nhận mình là người Hưng
nhưng đám lưu manh có học đã biến ‘Hưng’ thành ‘Hán’ khiến đa
phần con cháu Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang biến thành lũ
thất tộc ngay trên quê hương mình .
II-Nước Đại Việt – Đại Hưng kinh đô Hoa Lư – Thăng long ( 971 – 1228 )
Ở
phần trên đã khẳng định thông tin …Năm 930 (có sách chép năm
923) Lưu Nham sai Lí khắc Chính đánh chiếm Tĩnh hải quân bắt
Khúc thừa Mĩ mang về Phiên Ngu và Cử Lí Tiến sang cai trị Giao
chỉ .là thông tin gây nhiễu hoàn toàn sai sự thực vì An nam Giao
chỉ là cái gốc của nước Đại Việt – Đại Hưng thì còn đánh
với chiếm cái gì ?.
Quãng
năm 968 ảp lực của quân Tống trên phần đất phía Đông Đại Hưng
đã rất nặng nề , vua quan Đại Hưng đã chuẩn bị sẵn sàng cho
trường hợp xấu nhất là phài dời đô sang phía Tây , lúc này
gọi là Đinh bộ (đinh bộ nghĩa là phần đất phía Tây).phò mã
Lí khắc Chính đang là Điện tiền chỉ huy sứ và Lí Tiến cháu
ngoại vua Đại Hưng được cử sang trấn nhậm Tĩnh hải quân lo việc
hệ trọng này .
Theo
phép phiên thiết thì : lí chính thiết lĩnh và lí tiến thiết
liễn , tư liệu Tàu đã biến : Đinh bộ Lí khắc Chính nghĩa ông
Lí khắc chính ở Tây bộ thành ra nhân vật lịch sử Đinh bộ Lĩnh
, tương tự Đinh Lí Tiến , ông Lí Tiến phía Tây thành ra Đinh
Liễn .
.
Lịch sử đã bị bẻ cong bẻ quẹo , dưới mắt người Việt Lí
khắc Chính và Lí Tiến trở thành 2 tên quan đô hộ Tàu suốt bao
năm nay .
Năm
968 quân Tống do Phan Mĩ chỉ huy bắt đầu tấn công kinh đô Phiên
Ngu , vua Đại Hưng Lê Sưởng sau khi sắp xếp chuyển quốc khố đi
đã ở lại đích thân đốc chiến giữ thành , Năm 971 khi sắp thất
thủ đã cho quân đốt rụi kinh thành quyết không cho quân Tống
chiếm đỏng vơ vét , vua Đại Hưng đã bị quân Tống bắt đưa về
kinh đô Tống .
Ở
phía Tây theo sừ Việt : năm 968 Lí công Uẩn người làng Diên Uẩn
châu Cổ pháp được suy tôn làm vua nhưng mãi tới năm 971 mới
đ̣ăng quang chính thức lên ngôi .
Nhà nghiên cứu sử Bách Việt 18 cho biết câu đối ở Đình Dương Lôi Tân Hồng – Bắc Ninh như sau :
李核 出五蘝肇嗣和刀天 應瑞
Lý hạch xuất ngũ liêm, triệu tự ‘hòa đao’ thiên ứng thụy
蓮花開八葉結成木子地鐘靈
Liên hoa khai bát diệp, kết thành ‘mộc tử’ địa chung linh.
Và Tạm dịch:
Mầm Lý sinh năm cây, dựng nghiệp từ họ Lê trời cho điềm lành
Hoa Sen mở tám lá, kết thành họ Lý ở đất linh thiêng.
“Hòa đao” 和刀 là chiết tự của họ Lê黎
“Mộc tử” 木子là chiết tự của họ Lý 李
Hoa
sen 8 lá ứng vào 8 đời vua nhà Lý nhưng triều đại trước cái
nền để nhà Lý ra đời không thể là nhà tiền Lê của Lê đại
Hành vì có kể cả Lê long Việt làm vua 3 ngày thì nhà tiền Lê
cũng chỉ có 3 đời vua lấy đâu ra …Mầm Lý sinh 5 cây, dựng nghiệp từ
họ Lê trời cho điềm lành.
Nếu
Hoa sen 8 lá ứng vào 8 đời vua nhà Lý ở Thăng long thành thuộc
Phong châu tức đất phía Tây thì 5 đời vua Lê ở vế trên phải
ứng với 4 đời vua Đại Việt – Đại Hưng cộng với vì chúa tạo
dựng nhưng không xưng vương : Lê Ẩn ( phải chăng Hán sử đã biến
họ Lê thành họ Lưu ?) ở Hưng vương phủ – Quảng châu kinh đô nước
Đại Việt – Đại Hưng thời triều đình phía đông ?.
Cũng theo nhà nghiên cứu lịch sử Bách Việt 18 :
Sách Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ 17) ngoài chuyện chú chó con có chữ Thiên tử trên còn nói đến truyền thuyết về cây gạo đầu làng Cổ Pháp bị sét đánh nứt đôi, bên trong có chữ đề:
Góc chùa cây cả trực trời
Lại có chữ bày Hưng Quốc chi niên.
Rồi Lý Khánh Văn nhân đó đoán:
Điềm này nghiệm đến sự trời
Nào ai tuổi Tuất ấy người làm vua
Lên đền một mối tay thu
Chữ Hưng Quốc ấy ắt là thiên nguyên.
Rồi khi Lý Công Uẩn lên ngôi:
Thùy y củng thủ cửu trùng
Cải nguyên Hưng Quốc đề phong trong ngoài
Hoa Lư hiểm địa hẹp hòi
Xa giá bèn dời về ở Thăng Long.
Như vậy sách Thiên Nam ngữ lục cho ta một thông tin rõ ràng: Hưng Quốc từng là tên nước ta thời kỳ đầu triều Lý, gắn liền với Lý Công Uẩn và việc dời đô ra Thăng Long. Nước ta đầu triều Lý có tên là Hưng Quốc. Đây là quốc hiệu chưa từng được nói đến trong chính sử.
Dựa
vào những điểm trên Sử thuyết Hùng Việt cho Lí công Uẩn – Lí
thái tổ chính là Đinh bộ Lĩnh tức Đinh bộ Lí khắc Chính phò
mã nhà Lê nước Đại Việt Đại Hưng kinh đô ở Phiên Ngung và Lí
đức Chính – Lí thái tông là Đinh Liễn tức Đinh Lí Tiến cháu
ngoại vua Đại Hưng .
Sách
Lĩnh ngoại đại đáp đời Tống viết : Năm thứ ba niên hiệu Đại
Trung Tường Phù, Chí Trung chết , có con mới mười tuổi, Lý Công Uẩn giả
xưng họ Lê, giết đi, tự xưng Lưu Hậu, báo sứ giả xin mệnh lệnh, trao
cho họ Lê chức quan. Công Uẩn chết, con là Đức Chính lập…
Đức Chính chết, con là Nhật Tôn lập, tự xưng là Hoàng đế thứ ba của họ Lý nước Đại Việt…
Như vậy 2 vua đầu nhà Lý mang họ Lê , phải tới đời thứ 3 mới xưng họ Lý ,
Công Uẩn họ Lê nên con là Đức Chính cũng phải họ Lê .
Đức Chính được tôn thụy hiệu là Đại hành hoàng đế .
Phối
hợp 2 dòng tin trên đưa đến kết luận không thể khác : Đức
Chính chính là Lê đại Hành và là Hoàng đế thứ nhì nhà Lý
Việt nam .
Khám
phá : Đức Chính vua thứ nhì nhà Lý chính là vua Lê đại Hành
mà sử ‘cũ’ gọi là nhà Tiền Lê là thông tin mang tính quyết
định để từ mấu chốt đó xét lại toàn bộ sử nhà Lý :
Lê
đại Hành kế ngôi Đinh bộ Lĩnh thì Đinh bộ Lĩnh chính là Công
Uẩn chứ không thể ai khác . Công là tước nhưng Uẩn không phải
là tên tục của vua , vua sinh ra ở làng Diên Uẩn châu Cổ pháp ,
nên người ta gọi theo phép kính trọng là Công Uẩn nghĩa là vị
mang tước công sinh ra ở Diên Uẩn .
Đối
chiếu với thông tin về nhà Đinh trong bài trước có thể xác
định : Theo Sử Việt ngày nay thì nhà Lý bắt đầu năm 1009 – 1010
; rất có thể năm này chính là năm Nhật Tôn xưng là hoàng đế
họ Lý nước Đại Việt không phải là năm bắt đầu nhà Lý với vua
Công Uẩn vì như đã biết Công Uẩn ban đầu mang họ Lê không phải
họ Lý và như sách Lĩnh ngoại đại đáp viết “ Nước này giả mạo
bắt đầu từ Nhật Tôn , Mạo tôn tên thụy của tổ gọi là Thái Tổ Thần Vũ tự
hiệu gọi là nước Đại Việt…”, câu này chỉ ra nhà Lý chỉ bắt đầu
có từ thời Nhật Tôn , Công Uẩn là vua được truy phong .
Thế thứ 3 vua đầu nhà Lý Việt nam có thể kê như sau :
–
968 – 979 – Lý thái Tổ : Đinh bộ lĩnh là người khai sáng triều
đình Đại Hưng phía tây , còn có tên là công Uẩn nghĩa là ông
Lí người làng Diên Uẩn .– 980 – 1009 – Lý thái tông : Đinh Liễn
cũng gọi là Đức Chính , sử thường chép là Lê đại Hành .
–
1010 – ??? – Lý thánh Tông : tên sách Sử thường viết là Lý
nhật Tôn , là vua đầu công khai xưng họ Lý hoàng đế thứ III
nước Đại Việt , tôn ông nội là Thái tổ thần vũ và cha là Đại
hành hoàng đế . (2 vua đầu nhà Tiền Lý “giả” mang họ Lê như
đã biết).
– Nhà lý từ Thánh tông đến Chiêu hoàng thì dứt ngôi , 7 đời vua (kể cả Lý chiêu Hoàng ).
Minh
văn trên qủa chuông cổ còn giữ được ở Hà nội ghi rõ niên đại và
nơi đúc là: Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu
Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ,
ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu). Tìm hiểu trong sử
liệu các triều đại Việt Nam thì không có niên hiệu Càn Hòa mà niên hiệu
Càn Hòa là thuộc về thời vua nước Nam Hán ( Đại Hưng ? )Lưu Thịnh ( Lê
Thịnh ), đóng đô ở Quảng Châu , thông tin này chứng tỏ 2 điều ở
thời điểm năm 948 :
– Không có triều Ngô của Ngô quyền vì niên đại vẫn dùng niên hiệu của vua nước Đại Hưng .
– Tên huyện Giao chỉ chứng tỏ thành Đại La không phải là Kinh đô vào thời ấy .
Với
những viên gạch ‘Đại Việt quốc quân thành chuyên’ lẫn với gạch
‘Giang tây quân’ ở di tích kinh đô Thăng long đã chỉ ra không có
nước Đại cồ Việt của Đinh bộ Lĩnh trên đất bắc Việt .
Nhà Lý trong phương lược đối phó với nước Tống nổi lên mấy nét chính :
– Giai đoạn 1.
Khi
quân Tống chiếm Quảng đông – Quảng Tây , triều đình Hoa lư mới
lập còn non yếu nên phải chịu lép ; giả xưng họ Lê nhận nối
tiếp quốc thống nước Đại Hưng Phiên Ngô
Chịu cống nộp xưng thần , tất cả là nhằm hoãn binh để có thời gian củng cố lực lượng .
– Giai đoạn 2 :
Vua
quan triều đình phía Tây sau những đụng độ và đánh thắng Tống
quân , thấy sức đã đủ mạnh không cần nhẫn nhịn nên lột bỏ
lớp vải che công khai xưng họ Lý hoàng đế Đại Việt , đổi lại
lấy quốc hiệu ban đầu lập quốc vì lúc này kinh đô không còn ở
Hưng vương phủ- Quảng Châu .
Bắt
đầu hành động để khôi phục toàn vẹn giang sơn , thu hồi đất
Quảng Đông Quảng Tây tức phần ‘Diên’ trong ‘Diên – Chỉ’ , do tính
toán các bước tiến thoái …vẫn chưa công khai tuyên chiến mà
phải mặc áo ‘giặc Nùng’ do Nùng Trí Cao cầm đầu …. đám giặc
miền cao này lớn nhanh như Phù Đổng chỉ 1 năm từ khi khởi sự
đã đủ mạnh đánh quân Tống tơi tả chiếm gần hết Quảng Đông
Quảng Tây khiến triều đình nhà Tống rung rinh phải điều Địch
Thanh đệ nhất danh tướng đương thời đang trấn phương bắc đối phó
với Hung nô kéo quân về …., Nùng trí Cao tử trận trở thành anh
hùng dân tộc Việt sắc tộc Nùng , ngày nay do cái nhìn sai lạc
nên sử Việt nam vẫn chưa đặt Nùng trí Cao vào đúng vị trí
cuả ông trong lịch sử dân tộc như nhà Trần đã làm trước đây :
Đức
Trần quốc Tuấn , danh tướng toàn đức toàn tài đã bình giặc
Nguyên Mông giữ yên bờ cõi , công trạng cổ kim không ai sánh bằng
được phong là Hưng đạo đại vương , điều này cho thấy tước hiệu
‘Đại vương’ cao qúy biết dường bao .
Nùng
trí Cao được nhà Trần phong là Kỳ Sâm đại vương , danh vị ngang
hàng với Hưng đạo đại vương đủ biết nhà Trần đánh giá tài
đức công trạng với đất nước của Nùng trí Cao lớn biết bao
nhiêu .
Việc
làm của nhà Trần đã khẳng định ‘giặc Nùng’ đánh Tống không
ngoài kế hoạch phục hồi giang sơn của vua quan nhà Lý.
– Giai đoạn 3 .
Thế
và lực đã đủ nên không cần phải che chắn gì , quân dân nhà Lý
đã công khai tuyên chiến với Tống quốc , hành quân đánh thẳng
vào Quảng Đông – Quảng Tây để cứu đồng bào trong cơn lầm than
như bài Hịch của Lý thường Kiệt viết và cho yết bảng ở khắp nơi mà
quân lính đi qua trong Chiến dịch đánh Tống (1075-1076) .
Sau
thời thịnh trị Đại Đường là chuỗi ngày đen tối bi thảm của
dòng giống Hùng , Đaị lý và Đại Tống bị Mông cổ diệt quốc
nên Đại Việt – Đại Hưng là mảnh đất duy nhất của dòng giống
không bị đồng hoá bởi 2 dòng văn hóa Hán -Ấn , trên phần đất
ấy mạch sống của dòng Hùng vẫn liên tục từ thuở Hùng Vũ
vương dựng nước đến hôm nay, tinh lực 5000-6000 năm của họ Hùng
tích tụ ở nơi này nên ở đấy đất không chỉ là đất….mà đã hóa
thành ‘cõi linh thiêng’ của cả dòng giống . …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét