Ở Nha trang Khánh hoà còn khắc 2 câu thơ do chính vua nhà Trần đề tặng :
Trần triều uy đức an thiên hạ
Lê gia công trạch định Viêm cương .
Qua 2
dòng chữ ngắn ngủi Các vua Trần đã minh thị xưng mình là chủ
thiên hạ và xác định đất đai của Thiên hạ nhà Trần về hướng
Xích đạo (Viêm cương) được đưa vào bản đồ do công sức của họ Lê
.
Thơ
do Vua Trần làm thì họ Lê trong thơ không thể là nhà hậu Lê của
Lê lợi mà buộc phải của triều Lê tiền triều , theo chính sử
thì chỉ có thể là triều vua Lê đại Hành.
Quan
trọng hơn hết là 2 câu thơ được tặng khắc ở đất Nha Trang –
Khánh hoà chứng tỏ Viêm cương của Thiên hạ nhà Trần đã phủ
hết lãnh thổ nước Cam tức Chiêm thành , nơi này còn dấu tích
rõ rệt lưu giữ trong tên đất định biên : Cam ranh cạnh Phan ranh
(sai thành Phan rang , cũng có tư liệu chép là Cam rang) .
Tuy
chỉ vài chữ nhưng mang thông tin rất quan trọng : ngay thời Lê
đại Hành (?) lãnh thổ của tiền nhân người Việt đã phủ đến Cam
ranh và có 1 quốc gia tên là Phan giáp giới với phía nam (nay)
nước Cam tức Chiêm thành.
Nước
Phan của người họ Phan không được nói đến trong tư liệu lịch
sử Trung Hoa nhưng nhờ phép Phiên thiết Hán văn có thể xác định
chính là nước Phù Nam (phù nam – phu nan thiết Phan) .
Nước Phù Nam do Hỗn Điền lập khoảng thế kỉ thứ II trước công nguyên .
Trong
tư liệu xử dụng thì từ Hỗn có thể là từ gốc Tạng – Miến
đồng nghĩa với Hãn là chúa trong tiếng Mông cổ . Người thiểu
số Bắc Miến Điện vẫn dùng từ Khun biến âm của khan chỉ thủ
lãnh (Khun Sa trùm ma túy tam giác vàng) , tiếng Lào Khan cũng
là từ chỉ thủ lãnh như sông Cả của Việt nam nghĩa là sông vua
sông chúa thì người Lào gọi là Nậm Khan , Nậm là sông là nước
tiếng Thái – Lào , khan là từ có gốc ở ngôn ngữ dân du mục
bắc Trung quốc , rất có thể đã có sự giao thoa về ngôn ngữ
giữa người bản địa và người Mông cổ trong thời gian dài rợ
chiếm và cai trị nước Đại Lý – Vân nam ? , Chính tên Nậm Khan
đã chỉ ra sông Cả tên khác là sông Lang tức sông vua sông chúa
không phải là sông Lam như hiện có . Di yên thiết Điền , Hỗn
Điền là chúa người Di Yên thuộc dòng tộc La của họ Hùng sống
ở phía Xích đạo , đồng tộc đồng tông với người Chim – Chiêm
(xin đọc bài về tộc phả họ Phan Việt Nam) .
Thế
kỷ thứ III sau công nguyên Hỗn (chúa) Bàn Bàn nước Phan bị họ
Phạm thay thế , tư liệu không nói gì đến số phận dòng vua họ
Phan sau đấy , nhưng đúng…từ thời điểm này xuất hiện nước có
tên ký âm La tinh là Pan Pan ở phía đông bán đảo Mã đai đối
diện qua eo biển với đất Phù nam cũ , phải chăng nước Pan Pan
chính là nước của dòng Hỗn Bàn Bàn (ký âm Hán văn) trước đây
dời đến sau khi mất vùng kinh đô về tay họ Phạm ?.
Ngày
nay người ta thường lầm lẫn người Việt với dòng tộc Kinh ,
thực ra cấu thành dân tộc sống trong nước Việt Nam từ khi vua
Hùng dựng nước bên cạnh tộc Kênh – Canh đã có tộc La tức người
Chiêm thành về sau ,(Tư liệu Trung quốc thời Mãn Thanh vẫn gọi
vùng biển ngoài khơi Chiêm thành là La hải , biển của người
La).
Đất
đai Thiên hạ nhà Trần đã phủ hết đất Chiêm thành đã là chuyện
‘lạ’ khi phát lộ hoàng thành Thăng long khiến giật mình hơn
nữa …
Hoàng
thành Thăng long xây dựng từ đầu thời Đinh – Lý mà bên cạnh
gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên còn có gạch Giang Tây quân
và đặc biệt có cả gạch Chăm …,kỳ lạ hơn nữa rất nhiều phù
điêu và những vật thể văn hóa khác của thành Thăng long mang
dấu ấn văn hóa Chiêm …
Kinh
đô là nơi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc mà kinh thành nước Đại
Việt bàng bạc khắp nơi nét văn hóa Chiêm thì không thể hiểu ,
thực vô lí khi lí giải vấn đề …do các triều đại phong kiến
Việt đánh Chiêm thành bắt thợ thuyền người Chiêm đem về xây kinh
đô Thăng long vì thế mà ở đấy có nhiều hiện vật mang sắc
thái văn hóa Chiêm .
Phải
chăng các từ Lê và Lí cùng gốc từ quẻ Ly ; chỉ phân biệt khi
‘chữ nghĩa hóa’, Ly cũng là La chỉ ngọn lửa , là mặt trời ,
trong ngôn ngữ Dịch học còn chỉ Vua chúa với ý thủ lãnh là
đấng sáng suốt , là ngọn đuốc dẫn đưa muôn dân , truyền thuyết
lịch sử Việt gọi vua kiến lập nước mình là đế Minh cũng do ý
này , từ ban đầu Lê – Lí nghĩa là vua – chúa sau biến thành
họ của hoàng tộc , tách biệt thêm bước nữa tuy cũng là vua
người Việt rất có thể Lê thành họ của vua gốc người La hoặc
đang sống trên đất La – Yên , Lí là họ vua gốc hay sống trên
phần đất Kênh – Kinh ?. Sử thuyết Hùng Việt đã vận dụng luận
điểm này lí gỉai luận thuyết : 2 vua đầu Công Uẩn – Đức Chính
nhà Lí đô ở Hoa lư mang họ Lê , chỉ đến đời Nhật Tôn dời kinh
đô về Thăng long mới cải gọi là họ Lí .
Rất
có thể ban đầu Phan và Phạm chỉ là 1 họ của vua chúa người
La sau tách thành 2 nhánh nên người ta phải tạo 2 từ riêng –để
phân biệt tương tự như trường hợp họ Lí và họ Lê .
Tộc
phả họ Phan là hoàng tộc Chiêm xưa ở miền trung Việt cho biết :
họ thuộc dòng giống vua ‘Lạc’ ban đầu sinh trú ở Thanh hóa
dần về sau di cư vào miền Trung , tộc phả còn nói đến 2 điều
quan trọng khác là từ thời Trần Việt và Chiêm đã thống nhất
thành 1 nước và chỉ rõ vua Lê Lợi –Lam sơn động chủ là người
Chiêm (xem bài MỘT BẢN PHỔ CHÍ NÓI VỀ QUAN HỆ VIỆT CHĂM ) .
Thường
những sử liệu trong dân gian vì là ghi chép lại theo ký ức nên
không chính xác hoàn toàn , có thể có chút lầm lẫn về địa
bàn và thời điểm nhưng thông tin cốt lõi của diễn biến lịch
sử thì không sai , đặc biệt đối với Việt nam Sử liệu dân gian
chính là nguồn thông tin đáng tin hơn cả vì sử liệu này không
bị bóp méo theo ý đồ chính trị của cả nội nhân lẫn ngoại
nhân . Nhiều người khinh chê diễu cợt nguồn tư liệu dân gian
‘chép lại’ theo trí nhớ này và chỉ tin vào sách vở Tầu… có
biết đâu những dòng sử đầu tiên của Trung quốc là Kinh Thư cũng
do Phục Thắng tiên sinh… ông già gần trăm tuổi móm mém theo trí
nhớ kể ra cho con gái ghi lại vì bổn gốc đã bị Tần thủy
hoàng đốt mất … ; nên biết chữ Nho rất nhiều từ đồng âm dị
nghĩa vậy với quy trình kể – nghe – viết ‘phậm phèo’ như thế
sách Tầu liệu đúng được bao nhiêu phần ?.
Ngày
nay đa dố dân Việt nhận mình là người Kinh nhưng xa xưa chưa
chắc đã như vậy , có thể chỉ ở giai đoạn lịch sử sau cùng do
sự lan toả tự nhiên của văn hóa ‘kẻ chợ’ mà hết thảy chốn
đông người thuận tiện đi lại đều ‘hóa’ thành người Kinh ….
Người Việt khắp nước về chủng tộc chỉ thuộc 1 giống dòng ,
khác nhau chăng là vài đặc điểm văn hóa do thăng trầm lịch sử
khi hợp lúc tan mà ra , người 1 nước phải có tiếng nói chung
là chuyện tất nhiên vì thế như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “(Đời
vua Trần,1374) xuống chiếu cho quân và dân không được mặc áo, chải đầu
theo người phương Bắc và bắt chước tiếng nói các nước Chiêm, Lào” , sự
việc này chứng tỏ trong dân chúng lúc đấy người nói tiếng
Chiêm tiếng Lào không phải ít .
Ai ơi chớ lấy kẻ La
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm .
(dưa của đàn …bà, cà của đàn…ông)
Câu
ca dao của trai gái người Kinh đến tuổi cập kê này thực chất
không phải là sự diễu cợt ‘phân biệt chủng tộc’ mà là sự
khuyến dụ níu kéo dành giật của những chàng và nàng sợ ‘ế’ ,
vô tình chính điều này khẳng định người La và người Kênh
thành vợ chồng không ít . Phải chăng đấy cũng là 1 trong những
nguyên nhân dẫn đến ngày nay đa số dân Việt nhận là người tộc
Kênh ? .
Trống
đồng Đông sơn ở Thanh hóa vẫn được coi là vật thể văn hóa tiêu
biểu của người Việt mà biên giới cổ Việt xưa theo chính sử
về phía Nam chỉ hết đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh , qúa nữa là
đất của dân tộc khác vậy mà chỉ mấy năm vừa qua mà đã tìm
thấy cả trên trăm trống đồng ở miền Trung , Tây nguyên và
Campuchea , có nơi nhiều tới nỗi dân gian gọi là ‘mỏ’ trống
đồng , đây là giải đất về mặt địa lý tự nhiên liền một mạch
không có gì phân cách với đất cổ Việt. Sự kiện này đặt ra 1
dấu hỏi lớn với cổ sử Việt vì chức năng chính của trống
đồng là nhạc khí dùng tế lễ tổ tiên và ở phần Văn minh Hùng
Việt trong Blog này đã chỉ ra chủ nhân của nền văn minh trống
đồng là dòng Lạc – Long tổ tiên người Việt nam ngày nay .
Lịch
sử cả quốc gia lẫn nòi giống Việt , văn hóa văn minh Việt còn
muôn vàn khuất tất ,sách sử và tư liệu còn muôn vàn điều
…không hiểu nổi , nhưng nguy hiểm hơn hết là đầy dãy những mưu
ma chước qủy của cả Tây lẫn Tầu đang quấn quanh qúa khứ dân
tộc này.
Để có thể biết đích xác , nói đích xác …ta là ai ?… còn thiên nan vạn nan .
Phân
biệt nguồn gốc tư liệu lịch sử thật gỉa đã khó , hiểu cho
chính xác thông tin chứa trong tư liệu còn khó hơn nhiều .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét